Công nghệ AO là gì? Phù hợp để xử lý những loại nước thải nào?

Công nghệ xử lý nước thải AO là một trong những công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay. Công nghệ AO hỗ trợ tích cực cho việc xử lý các nguồn nước thải sinh hoạt, tòa nhà, y tế, phòng khám… Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ này trong bài viết sau đây.

Công nghệ AO là gì? Phù hợp để xử lý những loại nước thải nào?

Công nghệ AO là gì? Đặc điểm của công nghệ AO trong xử lý nước thải

Công nghệ AO là viết tắt của Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí), công nghệ AO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, công nghệ AO với quá trình khử Nitrat được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới.

Đặc điểm của công nghệ AO:

Sơ đồ công nghệ AO.

Hình 1. Sơ đồ công nghệ AO.

  • Tại bể thiếu khí (Anoxic):

Xảy ra quá tình phân hủy chất hữu cơ hòa tan trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật thiếu khí. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, vi khuẩn NitrosomonasNitrobacter sẽ oxi hóa hàm lượng Amonia thành Nitrat. Quá trình khử Nitrat diễn ra trong môi trường thiếu oxi. Nồng độ oxy hòa tan DO < 0.25 mg/l là hiệu quả nhất để quá trình khử Nitrat diễn ra tối ưu.

Bể Anoxic trong công nghệ AO được ứng dụng để khử Nitrat.

Hình 2. Bể Anoxic trong công nghệ AO được ứng dụng để khử Nitrat.

  • Tại bể hiếu khí (Oxic):

Là dạng bể sinh học với bùn hoạt tính được xáo trộn hoàn toàn nhờ quá trình sục khí. Tại bể hiếu khí, thường duy trì DO > 3 mg/l để các chất hữu cơ được phân hủy tối ưu. Ngoài các chất hữu cơ được phân hủy tạo thành CO2 và H2O, các chất vô cơ được chuyển hóa đến dạng cuối cùng của chuỗi oxy hóa của các hợp chất vô cơ như Phopho (thành (PO4)3-), lưu huỳnh (thành (SO4)3-), Nitơ (Thành NO¬3-).

Bể hiếu khí thường phải kết hợp với bể lắng sinh học để tách sinh khối bùn ra khỏi nước thải sau xử lý. Bùn tách ra được tuần hoàn 100% về bể thiếu khí (Anoxic), hoặc được xả bỏ lượng bùn dư trong hệ thống.

Bể hiếu khí (Oxic) trong công nghệ AO.

Hình 3. Bể hiếu khí (Oxic) trong công nghệ AO.

Công nghệ AO được dùng để xử lý những loại nước thải nào?

Hiện nay, công nghệ AO được nhiều đơn vị ứng dụng để xử lý các loại nước thải như:

  • Nước thải nhà hàng, tòa nhà.
  • Nước thải y tế, phòng khám.

Lý do là vì: Công nghệ AO phù hợp cho các loại nước thải nồng độ ô nhiễm thấp, chi phí đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải tốn chi phí thấp, hệ thống vận hành luôn giữ ở chế độ hoạt động ổn định, khả năng được tự động hóa cao nên sẽ phù hợp với các loại nước thải sinh hoạt, nhà hàng, tòa nhà, y tế, phòng khám do đó không đòi hỏi yêu cầu nhân viên kỹ thuật vận hành chuyên môn cao.

Một số vấn đề thường gặp khi vận hành công nghệ AO và giải pháp khắc phục

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp
1. Bùn nổi trên bề mặt bể lắng 1a. Vi sinh sinh vật dạng sợi (Filamentous) chiếm số lượng lớn trong bùn Dùng kính hiển vi để kiểm tra xem có vi sinh vật dạng sợi trong bùn hay không. – Nếu DO tại đầu cuối Bể sinh học hiếu khí < 3mg/L, tăng lượng khí thổi vào Bể sinh học hiếu khí để DO tại cuối Bể sinh học hiếu khí ≥ 3 mg/L.
– Giảm F/M.
– Tăng thời gian hồi lưu bùn và giảm hoặc dừng việc thải bùn.
– Bổ sung thiếu hụt dinh dưỡng để tỷ số đạt tỷ số BOD: N:P = 100:5:1.
– Tăng pH đến 7.
1b. Quá trình Denification hóa xảy ra trong bể lắng thứ cấp; các bóng khí Nitơ xâm nhập vào hạt bùn và kéo bùn nổi lên trên bề mặt nước. Kiểm tra nồng độ Nitrat ở đầu vào của bể lắng. – Tăng tốc độ bơm bùn dư.
– Tăng DO trong bể.
– Tăng F/M.
– Giảm lưu lượng nước thải nếu sự tăng tốc độ bơm bùn dư không có hiệu quả.
2. Nước thải sau xử lý đục. 2a. Bể sinh học hiếu khí bị khuấy trộn quá mạnh. Kiểm tra DO – Giảm sự khuấy trộn trong Bể sinh học hiếu khí.
2b. Bùn già. Kiểm tra bùn – Tăng lượng thải bùn, giảm bùn hồi lưu.
2c. Tình trạng yếm khí trong Bể sinh học hiếu khí. Kiểm tra DO – Tăng DO trong Bể sinh học hiếu khí
≥ 3 mg/L.
3. Bùn trong Bể sinh học hiếu khí có xu hướng trở nên đen. Sự thông khí không đủ, tạo vùng chết và bùn nhiễm khuẩn thối. Kiểm tra DO trong Bể sinh học hiếu khí. – Kiểm tra thiết bị thổi khí.
– Tăng công suất thiết bị thổi khí.
4. Lớp sóng bọt trắng dày trong Bể sinh học hiếu khí 4a. MLSS quá thấp. Kiểm tra MLSS. – Giảm bùn thải, tăng hồi lưu bùn.
4b. Sự có mặt của những chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học. Nếu mức MLSS là thích hợp, nguyên nhân có thể là do sự có mặt của chất hoạt động bề mặt. – Giám sát những dòng thải mà có thể chứa các chất hoạt động bề mặt.
5. pH trong Bể sinh học thiếu khí & hiếu khí < 6,7 hoặc thấp hơn. Nước thải có tính acid cao đi vào hệ thống. Kiểm tra pH dòng vào – Tăng lưu lượng bơm kiềm vào ngăn trộn

Giải pháp nào thay thế công nghệ AO trong xử lý nước thải?

Như đã đề cập ở trên, công nghệ AO phù hợp để xử lý những loại nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp và ổn định, còn đối với những loại nước thải có tính chất ô nhiễm nặng như thủy sản, dệt nhuộm, sản xuất giấy… cần phải sử dụng công nghệ AAO (có thêm bể sinh học kỵ khí) vì nồng độ chất hữu cơ COD/BOD cao.

Ưu điểm công nghệ AAO:

  • Chịu được tải lượng COD/BOD cao.
  • Hiệu xuất xử lý cao đối nước thải ô nhiễm nặng.
  • Xử lý dễ dàng các loại nước thải khác nhau.

Nhược điểm công nghệ AAO:

  • Chi phí đầu tư xây dựng cao.
  • Cần phải có kỹ thuật chuyên môn cao để vận hành.
  • Tốn diện tích xây dựng.

Kết luận, công nghệ AO vẫn rất được ưa chuộng hiện nay để xử lý chất ô nhiễm. Để tăng hiệu suất hoạt động của công nghệ AO, bên cạnh việc lưu ý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành, việc bổ sung thêm vào bể các chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình xử lý chất ô nhiễm cũng rất đáng để quan tâm. Biogency giới thiệu đến bạn học 2 dòng men vi sinh được nhiều hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ AO sử dụng để bổ sung vào bể sinh học, đó là:

  • Men vi sinh Microbe-Lift N1: Bổ sung vào bể hiếu khí (Oxic) để phân hủy chất hữu cơ và thực hiện quá trình Nitrat hóa.
  • Men vi sinh Microbe-Lift IND: Bổ sung vào bể thiếu khí (Anoxic) để phân hủy chất hữu cơ và thực hiện quá trình khử Nitrat.

Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift bổ sung vào bể sinh học ứng dụng công nghệ AO để xử lý nước thải

Hình 4. Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift bổ sung vào bể sinh học ứng dụng công nghệ AO để xử lý nước thải

Để biết thêm về công dụng của men vi sinh Microbe-Lift và cách sử dụng chúng trong công nghệ AO để xử lý nước thải sao cho hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Liều lượng sử dụng vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố nào?