Công nghệ sinh học AAO xử lý Amonia, Nitơ

Áp dụng công nghệ sinh học AAO để xử lý Amonia, Nitơ được xem là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Các hợp chất chứa Amonia, Nitơ được phân hủy và chuyển hóa thông qua một chu trình được gọi là “Chu trình Nitơ”. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

công nghệ sinh học aao

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì?

Phương pháp xử lý nước thải sinh học được hiểu là phương pháp xử lý nước thải dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật. Vi sinh vật được đưa vào hệ thống xử lý nước thải để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước, điển hình ở đây là Nitơ, các hợp chất chứa Nitơ.

Những vi sinh này sẽ sử dụng chất hữu cơ, các khoáng chất là nguồn dinh dưỡng, tạo ra năng lượng để sinh trưởng, phát triển. Các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy thành dạng đơn giản hơn. Ví dụ như Nitơ, hợp chất Nitơ sẽ được phân hủy thành N2 đưa ra ngoài khí quyển.

Công nghệ sinh học AAO xử lý Amonia, Nitơ

Công nghệ sinh học AAO hay còn được gọi là A2O là viết tắt của Anaerobic (Kỵ khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí). Tên gọi của công nghệ này cũng đã phần nào thể hiện cơ chế hoạt động của nó sẽ bao gồm 3 giai đoạn: Kỵ khí – Thiếu khí – Hiếu khí.

Sơ đồ công nghệ AAO

Hình 1. Sơ đồ công nghệ AAO.

  • Bể kỵ khí  (Anaerobic)

Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí (không sử dụng oxy) và vi sinh vật tuỳ nghi (có hoặc không có oxy đều thích hợp) để phân huỷ các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, tạo ra chủ yếu là sản phẩm dạng khí (chủ yếu là CO2, CH4) và tế bào vi sinh vật. Có 3 giai đoạn chính trong quá trình phân hủy tại bể kỵ khí bao gồm: Giai đoạn thuỷ phân, giai đoạn lên men axit và giai đoạn lên men kiềm.

  • Bể Anoxic (thiếu khí)

Là một bể rất quan trọng trong công nghệ xử lý nước thải có chứa Nitơ và Phốtpho. Bể Anoxic là bể sinh học thiếu khí, sử dụng các vi sinh vật tùy nghi sinh vật tuỳ nghi (có hoặc không có oxy đều thích hợp) để phân huỷ các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ và Phốtpho trong nước thải.

  • Bể Aerotank (Hiếu khí)

Các vi sinh vật hiếu khí sẽ được sử dụng để phân hủy chất thải tại quá trình này với điều kiện oxy, nồng độ pH… thích hợp. Nitơ và Photpho trong nước thải được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O và giải phóng năng lượng. Quá trình xử lý NH4, khử BOD, COD, Sunfua… sẽ được diễn ra tại bể này.

Áp dụng công nghệ sinh học AAO để xử lý Amonia, Nitơ được xem là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Các hợp chất chứa Amonia, Nitơ được phân hủy và chuyển hóa thông qua một chu trình được gọi là “Chu trình Nitơ. Cụ thể như sau:

Quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3- hay còn gọi là quá trình Nitrat hóa. Đây là quá trình đầu tiên để khởi động chu trình Nitơ, được thực hiện bởi bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas Nitrobacter. Cụ thể quá trình Nitrat hóa sẽ diễn ra như sau:

  • Giai đoạn 1:  Vi khuẩn Nitrosomonas sẽ biến đổi Amoniac (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2).
  • Giai đoạn 2: Vi khuẩn Nitrobacter sẽ tiến hành chuyển hóa NO2 thành Nitrat (NO3), kết thúc quá trình Nitrat hóa.

Khi quá trình Nitrat hóa kết thúc sẽ đến bước thứ 2 trong chu trình xử lý Nitơ trong nước thải đó là quá trình khử Nitrat thành khí N2 về khí quyển, từ đó giảm hàm lượng Nitơ, Amoniac nồng độ cao trong nước thải.

Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa khi sử dụng công nghệ sinh học AAO để xử lý Amonia, Nitơ

Để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra tối ưu hơn, hệ thống cần bổ sung thêm Vi sinh Microbe-Lift N1. Microbe-Lift N1 cung cấp hỗn hợp dạng lỏng hai chủng vi khuẩn NitrosomonasNitrobacter giúp loại bỏ Amoniac ra khỏi nước thải. Microbe-Lift N1 được sử dụng trong các hệ thống xử lý hiếu khí để thiết lập, duy trì hoặc phục hồi quá trình nitrat hóa.

Microbe-Lift N1 đã và đang là giải pháp sinh học hiệu quả nhất để thực hiện quá trình Nitrat hóa trong chu trình chuyển hóa Nitơ mà được các nhà vận hành hệ thống tin dùng.

HTXLNT chế biến thực phẩm sau khi dùng Microbe-Lift N1

Hình 2. HTXLNT chế biến thực phẩm sau khi dùng Microbe-Lift N1.

—–

Công nghệ sinh học AAO kết hợp với men vi sinh Microbe-Lift N1 đã giúp nhiều hệ thống nước thải xử lý các chỉ tiêu Nitơ, Amonia đạt chuẩn xả thải chỉ sau 2 đến 4 tuần. Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp sinh học xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Tăng hiệu suất Khử Nitrat trong xử lý nước thải