Công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? Ưu và nhược điểm

Công nghệ xử lý nước thải SBR được ứng dụng khá nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học. Vậy cụ thể công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? Có quy trình hoạt động ra sao? Và  có ưu nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? Ưu và nhược điểm

Công nghệ xử lý nước thải SBR là gì?

Công nghệ xử lý nước thải SBR (Sequencing batch reactor) là công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học theo từng mẻ. Với hiệu quả xử lý cao, tính chuyên dụng nên hiện nay, công nghệ SBR được áp dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải như nước thải sản xuất bia, thực phẩm, thủy sản,… Việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải SBR có hiệu quả để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm liên quan đến Nitơ, Photpho cũng như các chất lơ lửng hữu cơ có trong nước thải.

Quy trình hoạt động theo công nghệ SBR

Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 5 Phase (giai đoạn) hoạt động liên tục theo thứ tự: Fill (làm đầy), React (phản ứng), Settle (lắng), Decant (Rút nước sau phản ứng) và Idle (ngưng).

Công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? Ưu và nhược điểm
Quy trình hoạt động theo công nghệ xử lý nước thải SBR.

Quy trình hoạt động chi tiết:

– Pha làm đầy (Fill):

Nước thải sau quá trình xử lý sơ bộ (đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp) hoặc sau xử lý sinh học kỵ khí (đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm cao) sẽ được bơm vào bể SBR và làm đầy bể trong thời gian từ 1-3 giờ.

Ở giai đoạn này, quá trình làm đầy sẽ linh hoạt thay đổi các điều kiện trong bể xử lý gồm: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn và làm đầy – sục khí. Với các quá trình làm đầy trên sẽ linh hoạt tạo các môi trường tương ứng là thiếu khí và hiếu khí, giúp xử lý một phần các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải.

– Pha phản ứng (React):

Sau khi nước thải được bơm vào bể với một thể tích đã được tính toán bởi các kỹ sư thiết kế công trình, lúc này với sự hoạt động của máy thổi khí để cung cấp Oxy, trong bể phản ứng sẽ bao gồm bùn hoạt tính (có sẵn), nước thải đang chờ xử lý và lượng khí Oxy được cấp vào tạo nên một bể phản ứng Aerotank đúng nghĩa.

Ở pha này, với tính chất như bể xử lý sục khí Aerotank thì quá trình xử lý chính ở pha này gồm các phản ứng oxy hóa phân hủy COD/BOD và quá trình Nitrate hóa giúp xử lý Nito Amonia nhờ sự hoạt động của hai chủng vi sinh vật là NitrosomonasNitrobacter.

Thời gian xử lý trong pha này dao động khoảng 2-3 giờ tùy vào loại nước thải xử lý và thiết kế công trình.

– Pha lắng (Settle):

Với ý nghĩa như tên gọi, ở pha này chủ yếu diễn ra quá trình lắng, tách nước và bùn hoạt tính. Ở giai đoạn này sẽ không cấp nước thải, không cấp khí và khuấy đảo, điều này giúp cho quá trình khử Nitrate được diễn ra hiệu quả và là giai đoạn cuối trong quá trình khử Nito trong nước thải.
Quá trình này diễn ra trong thời gian khoảng 2h.

– Pha rút nước (Decant):

Sau khi lắng và tách được nước đã xử lý với bùn hoạt tính, nước thải sẽ được tháo ra và bùn hoạt tính sẽ được giữ lại để tiếp tục mẻ xử lý tiếp theo.

– Pha ngưng (Idle):

Là khoảng thời gian ngưng hệ thống để chuẩn bị mẻ xử lý tiếp theo. Ở giai đoạn này, cần chú ý đến tính chất bùn hoạt tính trong bể (bùn già, bùn dư, bùn non,…) để có thể kịp thời xử lý đảm bảo hiệu quả hoạt động, xử lý ở các mẻ tiếp theo.

Ưu và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR

– Ưu điểm:

  • Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế đơn giản, tinh giảm nhưng độ bền cao.
  • Hiệu quả xử lý nước thải cao, có thể xử lý triệt để các chất hữu cơ, các chất gây ô nhiễm.
  • Chất lượng nước sau quá trình xử lý tốt, khử được một lượng lớn Nitơ và  Photpho.
  • Hệ thống hoạt động ổn định, sở hữu tính linh hoạt cao, cùng tạo ra các điều kiện thiếu khí-hiếu khí trong một chu kỳ nhờ đó phù hợp với mọi hệ thống, mọi công suất.
  • Tiết kiệm được chi phí đầu tư hệ thống ban đầu và chi phí vận hành.
  • Không cần phải sử dụng bể lắng riêng biệt như các công nghệ xử lý khác.
  • Dễ dàng kiểm soát được những sự cố.

– Nhược điểm:

  • Hệ thống sục khí chìm dưới đáy bể dễ dẫn đến hệ thống bị tắc do bùn.
  • Khó lập trình hệ thống điều khiển tự động.
  • Các sự cố khá tinh vi, khó nhận biết bằng mắt thường nên đòi hỏi chuyên môn từ người vận hành rất cao.

Công nghệ xử lý nước thải SBR đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm lượng Nitơ và những chất rắn lơ lửng trong nước thải. Để công nghệ này phát huy được tối đa hiệu quả của nó, kỹ sư vận hành cần theo dõi hệ thống thường xuyên và khắc phục những vấn đề phát sinh kịp thời, đồng thời lựa chọn dòng men vi sinh phù hợp để bổ sung vào hệ thống nhằm làm tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm. Liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: Áp dụng vi sinh vào công nghệ SBR để xử lý nước thải