Nước thải sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng cao chất hữu cơ, dầu mỡ, tinh bột… nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng. Áp dụng quy trình xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền sinh học kết hợp vi sinh vật chuyên dụng sẽ giúp hệ thống đạt hiệu quả cao, ổn định và tiết kiệm chi phí.
Đặc điểm nước thải ngành sản xuất mì ăn liền
Thành phần chính của nước thải sản xuất mì ăn liền bao gồm: Tinh bột, dầu thực vật, vụn mì, nước rửa thiết bị và enzyme dư. Nước thải từ quá trình sản xuất mì ăn liền đặc trưng với hàm lượng COD, BOD, SS và dầu mỡ cao, cụ thể như sau:
- COD: 3.000 – 6.000 mg/L.
- BOD5: 1.500 – 4.000 mg/L.
- Dầu mỡ: 100 – 300 mg/L.
- SS: 500 – 1.000 mg/L.
- pH: 5.5 – 8.5.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền
Để xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền đạt chuẩn, quy trình công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Dưới đây là một sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền đạt chuẩn điển hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay:

Mô tả từng bước xử lý:
- Song chắn rác & bể tách dầu mỡ: Loại bỏ rác thô, sợi mì, mảnh vụn và tách dầu mỡ thực vật nhằm giảm tải cho sinh học.
- Bể điều hòa: Ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh sốc tải cho các công đoạn phía sau.
- Keo tụ – tạo bông: Dùng PAC, polymer để loại bỏ SS và các chất hữu cơ khó phân hủy. Hình thành bùn hóa lý → tách bỏ.
- Bể kỵ khí (UASB hoặc bể kín): Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (tinh bột, dầu mỡ). Sinh khí metan (CH₄), giảm 40 – 60% COD.
- Bể hiếu khí (Aerotank) – Giai đoạn xử lý sinh học chính: Vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng đầu ra.
- Bể lắng & bể khử trùng: Tách bùn sinh học ra khỏi nước trong. Khử trùng bằng Javen hoặc Clorin trước khi xả ra môi trường.
Cách tăng hiệu suất xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền
Bổ sung chế phẩm vi sinh là cách hiệu quả giúp tăng hiệu suất xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền được nhiều kỹ sư vận hành áp dụng hiện nay. Dòng vi sinh được BIOGENCY khuyên dùng là Microbe-Lift IND. Sản phẩm có công dụng là:
- Phân hủy dầu mỡ, tinh bột và protein hiệu quả.
- Giúp giảm BOD, COD nhanh chóng.
- Ổn định hệ vi sinh, hạn chế sốc tải khi thay đổi nguyên liệu sản xuất.
- Giảm mùi và hỗ trợ giảm lượng bùn sinh học phát sinh.

Cách sử dụng: Cấp định kỳ vào bể Aerotank theo liều lượng (tùy vào tải lượng thực tế và thể tích bể).
Lợi ích khi áp dụng công nghệ xử lý kết hợp vi sinh Microbe-Lift IND
- Tăng hiệu quả xử lý BOD, COD lên đến 85 – 95%.
- Giảm mùi hôi, dầu mỡ bám đường ống.
- Ổn định hệ vi sinh khi thay đổi công suất.
- Giảm chi phí hóa chất và hút bùn.
Ngành mì ăn liền tuy không xả thải với lưu lượng quá lớn như ngành bia hay thủy sản, nhưng chất lượng nước thải chứa nhiều tinh bột và dầu mỡ đòi hỏi một hệ thống xử lý linh hoạt, bền vững. Việc bổ sung vi sinh vật chuyên biệt như Microbe-Lift IND sẽ giúp hệ sinh học xử lý hiệu quả hơn, giảm sự lệ thuộc vào hóa chất và kéo dài tuổi thọ hệ thống. Hãy liên hệ ngay với BIOGENCY – đơn vị cung cấp độc quyền sản phẩm Microbe-Lift IND để được tư vấn xử lý và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả! HOTLINE: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: [Phương án] Xử lý sự cố & Nuôi dưỡng hệ sinh học AAO nước thải chế biến bánh kẹo (500 m3/ngày) trong 30 ngày