Nước thải chăn nuôi heo: Đặc điểm & Phương pháp xử lý

Chăn nuôi heo theo hình thức trang trại xuất hiện ngày càng nhiều, vì thế lượng nước thải phát sinh cũng ngày càng cao. Nước thải chăn nuôi heo nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Loại nước thải này có đặc điểm gì? Và áp dụng phương pháp xử lý nào sẽ mang lại hiệu quả?

Nước thải chăn nuôi heo: Đặc điểm & Phương pháp xử lý

Nguyên nhân phát sinh nước thải chăn nuôi heo

Phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng tập trung là một chủ trương đúng nhằm đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, sản xuất theo chuỗi, gắn với thị trường. Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại cũng cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và nhất là giải quyết thách thức về ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra.

Nước thải chăn nuôi heo: Đặc điểm & Phương pháp xử lý
Chăn nuôi heo theo quy mô trang trại đang ngày càng được áp dụng nhiều.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung đánh trực tiếp vào “túi tiền” của cơ sở chăn nuôi. Với quy định hiện nay, nước thải thải ra môi trường có thông số ô nhiễm càng cao phí phải đóng càng cao, chưa kể cơ sở chăn nuôi còn đối diện với nguy cơ bị phạt do nước thải vượt tiêu chuẩn quy định.

Do đó, việc xử lý nước thải chăn nuôi heo là việc làm cần thiết nhằm giúp cơ sở chăn nuôi tránh được các vấn đề liên quan đến pháp luật và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Nguồn phát sinh nước thải đối với các trang trại chăn nuôi heo chủ yếu phát sinh từ:

  • Nước vệ sinh của cán bộ, nhân viên và pha chế thức ăn, thuốc, khử trùng.
  • Nước tiểu của gia súc.
  • Nước tắm cho gia súc.
  • Nước rửa chuồng trại.
  • Nước mưa chảy tràn bề mặt (lượng nước này không tính đến khi tính toán thiết kế do khi có mưa, nước mưa chảy tràn có hàm lượng ô nhiễm thấp trên bề mặt được trang trại thu gom và chảy vào khu vực hồ và bãi lọc trước khi xả ra ngoài).
Nước thải chăn nuôi heo: Đặc điểm & Phương pháp xử lý
Tắm rửa cho heo và vệ sinh chuồng trại là hai trong số các nguồn phát sinh nước thải chính khi nuôi heo.

Đặc điểm và thành phần của nước thải chăn nuôi heo

Nước thải chăn nuôi nói chung và nước thải chăn nuôi heo nói riêng là hỗn hợp bao gồm nước thải của vật nuôi và nước vệ sinh chuồng trại. Mặc dù không chứa các chất độc hại như nước thải các ngành công nghiệp khác (như: Axit, kiềm, kim loại nặng…) nhưng loại nước thải này lại chứa nhiều vi khuẩn, ấu trùng, giun sán, gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Nước thải chăn nuôi heo: Đặc điểm & Phương pháp xử lý
Nước thải chăn nuôi heo chứa nhiều vi khuẩn, ấu trùng, giun sán, thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (Ảnh: thainguyentv.vn)

Theo Kết quả khảo sát của trang trại heo có quy mô trên 1.000 con cho thấy: Mỗi ngày, 1 con heo trung bình tiêu thụ từ 15 – 60 lít nước. Lượng nước thải trung bình là 25 lít/con. Ngoài ra, lượng phân của heo được ước tính là 2,7 kg/heo/ngày, không tách ra nhưng thải ra cùng nước vệ sinh chuồng vào bể chứa Biogas.

Hiện nay, hầu hết các trại nuôi heo đều không tiến hành thu gom và xử lý riêng các chất thải rắn. Phân heo, thức ăn dư thừa, nước tiểu và nước vệ sinh đều được xử lý bằng bể Biogas. Điều này dẫn đến nồng độ ô nhiễm của nước thải là rất cao, COD rơi vào khoảng 6000mg/l và Amoni rơi vào khoảng 1200mg/l.

Ví dụ: Thành phần nước thải của một số trại heo khu vực phía Bắc (Theo Viện Công nghệ môi trường Hà Nội – 2012)

pH T°C COD
(mg.l)
T-N
(mg/l)
N-NH4+ T-P SS
Vĩnh Phúc 7,32 29 4590 967,3 870 295 9520
Hưng Yên 7,87 30,5 3584 202 158 54,9 1880
Thái Bình 7,3 30 2575 425 425 102 800
Hà Nội 7,5 32 7219 247 237 120 3200

Tuy nhiên, đặc điểm của nước thải chăn nuôi heo thay đổi đáng kể tùy thuộc vào phương pháp nuôi và quản lý cơ sở (như chất thải rắn và nước thải có được tách ra hay không), điều kiện cụ thể của từng trang trại… Những điều này tác động trực tiếp đến việc lựa chọn phương pháp để xử lý nước thải chăn nuôi heo sao cho hiệu quả.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả

Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp xử lý nước thải kết hợp các công nghệ khác nhau nhưng chất lượng nước thải sau xử lý ở một số trang trại vẫn không đạt quy chuẩn QCVN 62 MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi.

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 40 100
3 COD mg/l 100 300
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
5 Tổng Nitơ (theo N) mg/l 50 150
6 Tổng Coliform MPN hoặc CFU/100ml 3000 5000

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi được áp dụng tại Việt Nam bao gồm: Ủ phân, công nghệ Biogas, hồ sinh học… Trong đó, sử dụng công nghệ Biogas được nhiều cơ sở chăn nuôi heo lựa chọn vì:

  • Giúp kiểm soát tốt mùi hôi.
  • Giảm hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải.
  • Đồng thời, có thể sử dụng Biogas làm nhiên liệu chất đốt.

Muốn giảm được nồng độ các chất ô nhiễm, các chất thải phải được phân hủy hoàn toàn. Cách đơn giản, tiết kiệm để tăng hiệu suất xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng hầm Biogas là bổ sung vi sinh bằng cách sử dụng men vi sinh.

Với hàng loạt ưu điểm vượt trội như: Kích hoạt nhanh, dễ dàng sử dụng, vi sinh thích nghi tốt, khả năng xử lý cao gấp 5 – 10 lần vi sinh thường, Microbe-Lift BIOGAS – Men vi sinh hàng đầu từ Mỹ đã được nhiều cơ sở, trang trại đến hộ gia đình sử dụng để bổ sung vào hầm Biogas nhằm nâng cao hiệu suất xử lý.

Nước thải chăn nuôi heo: Đặc điểm & Phương pháp xử lý
Hầm Biogas ở trang trại chăn nuôi heo có sử dụng vi sinh Microbe-Lift Biogas cho khí nhiều, ít mùi hôi, lượng chất ô nhiễm giảm đáng kể (h1).
Nước thải chăn nuôi heo: Đặc điểm & Phương pháp xử lý
Hầm Biogas ở trang trại chăn nuôi heo có sử dụng men vi sinh Microbe-Lift Biogas cho khí nhiều, ít mùi hôi, lượng chất ô nhiễm giảm đáng kể (h2).

Tùy thuộc vào quy mô cơ sở, trang trại mà liều lượng bổ sung men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS sẽ khác nhau. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả, liên hệ ngay cho Biogency theo Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Giải pháp tăng khí Biogas bằng Men vi sinh Microbe-Lift