Tỷ lệ BOD/COD đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải như thế nào?

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải, hai chỉ số đóng vai trò quan trọng không thể thiếu là BOD và COD. Tỷ lệ BOD/COD là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và lựa chọn biện pháp xử lý nước thải phù hợp, hiệu quả.

Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải

BOD và COD: Chỉ tiêu đo lường độ ô nhiễm của nước thải

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải, hai chỉ số đóng vai trò quan trọng không thể thiếu là BOD và COD. Vậy BOD và COD là gì?

– BOD:

BOD là viết tắt của Biochemical Oxy Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa. Chính là lượng oxy mà vi sinh vật cần để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện nhiệt độ và thời gian tiêu chuẩn.

Như vậy, BOD phản ánh lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong mẫu nước. BOD biểu thị đáng kể lượng chất thải hữu cơ trong nước có thể được phân hủy bởi vi sinh vật. Nên cần được kiểm tra đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

BOD – Phản ánh lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước thải

Hình 1. BOD5 – Phản ánh lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước thải.

– COD:

COD là viết tắt của Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học. Đây là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước, bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các hóa chất trong nước, còn BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy.

Tất cả oxy được sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hòa tan trong nước (hay còn gọi là DO). Vì vậy, khi nhu cầu oxy hóa học và oxy sinh học tăng cao sẽ làm giảm nồng độ DO trong nước, gây hại cho các sinh vật thủy sinh và hệ sinh thái nước nói chung.

COD là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết lượng chất hữu cơ trong nước. Nồng độ COD trong nước cao đồng nghĩa với việc nguồn nước có nhiều chất hữu cơ ô nhiễm.

COD - Lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các hóa chất trong nước (cả vô cơ và hữu cơ)

Hình 2. COD – Lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các hóa chất trong nước (cả vô cơ và hữu cơ).

Tỷ lệ BOD/COD đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải như thế nào?

Thông số COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước. Do đó, thông số COD luôn lớn hơn thông số BOD. Vì vậy, tỷ lệ BOD/COD luôn nhỏ hơn 1, thường xấp xỉ từ 0,5 đến 0,7. Tỷ lệ BOD/COD trong nước thải phản ánh rõ nét tình trạng của hệ thống:

– Tỷ lệ BOD/COD càng nhỏ, chứng tỏ nước thải càng có ít chất hữu cơ dễ phân hủy:

Đối với loại nước này, việc xử lý sinh học sẽ không hiệu quả. Cần có những biện pháp xử lý khác như keo tụ, tạo bông (phương pháp hóa lý) để phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và nâng tỷ lệ BOD/COD. Khi tỷ lệ BOD/COD >= 0,5, có thể áp dụng xử lý bằng sinh học cho hệ thống.

– Tỷ lệ BOD/COD cũng sẽ thấp hoặc thậm chí có thể bằng 0 không có nghĩa là nước thải không ô nhiễm:

Nếu trong nước thải có các chất độc làm chết hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn, thông số BOD có thể rất thấp, thậm chí bằng không, nhưng thông số COD trong nước thải này vẫn cao (ví dụ nước thải bệnh viện). Nếu xử lý bằng phương pháp sinh học trước, vi sinh rất dễ bị sốc tải, hiệu quả xử lý không cao. Vì vậy, trong trường hợp này, trước khi áp dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải, cần có biện pháp thích hợp để khử độc tố cho vi khuẩn.

Tỷ lệ BOD/COD giúp đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải

Hình 3. Tỷ lệ BOD/COD giúp đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải.

– Tỷ lệ BOD/COD của một số loại nước thải công nghiệp điển hình:

Như vậy, tỷ lệ BOD/COD là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải, từ đó, lựa chọn biện pháp xử lý nước thải phù hợp, hiệu quả. Tỷ lệ giữa BOD và COD đối với các mẫu nước thải khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Trị số BOD/COD trung bình trong nước thải một số ngành công nghiệp như sau:

 Ngành công nghiệp BOD (mgO2/L) COD (mgO2/L) BOD/COD
 Xi mạ 550 1.400 0,39
 Thực phẩm 2.242 3.970 0,56
 Dệt 956 2.078 0,46
 Giấy 588 991 0,59
 Bột giặt 2.680 5.810 0,46
 SX Đường 1.850 3.844 0,48
 Cao su 3.000 4.477 0,67

Khi xác định chỉ số BOD của các loại nguồn nước, không những xác định được mức độ ô nhiễm của nguồn nước đó mà còn xác định được khả năng tự làm sạch của chúng. Điều này làm cơ sở để tính toán các biện pháp xử lý và xác định hiệu quả xử lý.

Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải là việc làm cần thiết để lựa chọn phương án xử lý hiệu quả cho hệ thống. Đối với trường hợp nước thải bị vượt chỉ tiêu BOD, COD, doanh nghiệp bắt buộc phải xử lý đạt chuẩn trước khi xả nước thải ra môi trường để tránh các vấn đề liên quan đến pháp luật và bảo vệ hệ sinh thái chung.

Một trong những chế phẩm vi sinh chuyên dùng để xử lý BOD, COD, TSS bạn có thể lựa chọn là Microbe-Lift IND. Sản phẩm này được nghiên cứu và phát triển để phù hợp xử lý hàm lượng BOD, COD, TSS cho cả nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sản phẩm nằm trong Giải pháp sinh học xử lý BOD, COD, TSS đến từ Biogency. Liên hệ 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý BOD, COD, TSS hiệu quả bằng vi sinh