Đo lường hiệu suất xử lý hầm Biogas bằng 6 chỉ tiêu

Để đo lường hiệu suất xử lý hầm Biogas, ta thường quan tâm đến 6 yếu tố: BOD, COD, SS, TKN, TP và vi khuẩn gây bệnh. 6 chỉ tiêu này có ý nghĩa gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất xử lý của hầm Biogas?

Đo lường hiệu suất xử lý hầm Biogas bằng 6 chỉ tiêu

6 chỉ tiêu đo lường hiệu suất xử lý hầm Biogas

– BOD – Nhu cầu oxy sinh hóa

BOD (viết tắt của Biochemical oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. BOD là một chỉ số và đồng thời là một phương pháp được sử dụng để xác định tốc độ sử dụng oxy trong nước của các sinh vật, hay lượng oxy có đủ cho mục đích chuyển hóa hay không.

Thông số BOD là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải. Chỉ tiêu BOD cao thì nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng, và ô nhiễm hữu cơ thì có thể xử lý bằng công nghệ sinh học.

Theo nghiên cứu, trong điều kiện chuẩn, hiệu suất xử lý BOD của hầm Biogas có thể đạt đến 75%.

Khí sinh ra từ hầm Biogas là nguyên liệu sử dụng làm chất đốt rất hữu ích
Khí sinh ra từ hầm Biogas là nguyên liệu sử dụng làm chất đốt rất hữu ích.

– COD – Nhu cầu oxy hóa học

COD (viết tắt của Chemical Oxygen Demand) là tổng chất hữu cơ có trong nước thải và cũng là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước, bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.

Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Khi phân tích COD, ta thấy nó có chức năng tương tự như BOD, bởi cả hai đều đo được hợp chất hữu cơ trong nước.

Theo nghiên cứu, trong điều kiện chuẩn, hiệu suất xử lý COD của hầm Biogas có thể đạt đến 85%.

– SS – Chất rắn lơ lửng

SS (viết tắt của Suspended Solids) là chỉ tiêu để đo lượng chất rắn lơ lửng có trong nước. Chất rắn lơ lửng này có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ. Chất hữu cơ có thể là sợi thực vật, tảo, vi khuẩn… Chất vô cơ có thể là đất sét, phù sa, hạt bùn… Lượng chất lơ lửng càng cao, khả năng ô nhiễm càng nhiều.

Theo nghiên cứu, trong điều kiện chuẩn, hiệu suất xử lý SS của hầm Biogas có thể đạt đến 85%.

– TKN – Tổng Nitơ

TKN (viết tắt của Total Kjeldahl Nitrogen) là chỉ tiêu đo lường tổng Nitơ theo phương pháp Kendan. Tính theo đơn vị mg/L. Đây là một chỉ tiêu khó đạt trong quá trình xử lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công đoạn xử lý nước thải phía sau.

Các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ trong nước thải thường rất khó xử lý
Các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ trong nước thải thường rất khó xử lý.

(Vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh NitrosomonasNitrobacter là một trong những sản phẩm đi đầu trong xử lý chỉ tiêu Nitơ và Amonia trong nước thải. Có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY).

Theo nghiên cứu, trong điều kiện chuẩn, hiệu suất xử lý TKN của hầm Biogas có thể đạt từ 10% – 27%.

– TP – Tổng Photpho

TP (viết tắt của Total Phosphor) là chỉ tiêu đo lường Tổng Phốt-pho có trong nước thải. Tổng Phốt-pho trong nước thải đường gồm 3 dạng phổ biến: Organic-P, Poly-P và Ortho-P. Phốt-pho trong nước thải cao là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng. Do đó, nó được yêu cầu đạt chuẩn trong quy chuẩn xả thải.

Theo nghiên cứu, trong điều kiện chuẩn, hiệu suất xử lý TP của hầm Biogas có thể đạt từ 5% – 7%.

– Vi khuẩn gây bệnh

Đây là một trong các yếu tố được quan tâm khi đo lường hiệu suất xử lý hầm Biogas. Vì vi khuẩn gây bệnh nếu được thải ra môi trường sẽ rất có hại cho cả cây cối, động vật và cả con người.

Nguyên liệu trong hầm Biogas chứa nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh
Nguyên liệu trong hầm Biogas chứa nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh.

Hầm Biogas hoạt động dựa trên nguyên tắc kỵ khí, không có oxy do vậy các virut, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh thường khó có khả năng sống sót qua quá trình xử lý này.

Theo nghiên cứu, trong điều kiện chuẩn, hiệu suất xử lý vi khuẩn gây bệnh của hầm Biogas có thể đạt từ 80% – 100%.

Làm thế nào để tăng hiệu suất xử lý của 6 chỉ tiêu trên?

Sau khi đo lường hiệu suất xử lý hầm Biogas, nếu việc xử lý chưa đạt hiệu quả, làm cách nào để cải thiện?

Để tăng hiệu suất xử lý của hầm Biogas, giúp hầm sinh ra khí nhiều và ít phát sinh mùi hôi, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Duy trì nhiệt độ trong hầm từ 30 – 35 độ C.
  • Độ pH cần thiết cho hầm Biogas dao động từ 6.8 – 7.5.
  • Thời gian lưu nguyên liệu trong hầm ít nhất phải đạt từ 15 – 30 ngày.
  • Tỷ lệ dinh dưỡng C/N nên nằm trong khoảng 25/1 – 30/1.
  • Tỷ lệ phân nước dao động từ 1/4 – 1/7.
  • Hạn chế độc tố trong nguyên liệu đầu vào.
  • Bổ sung men vi sinh BIOGAS để thúc đẩy quá trình phân huỷ và tạo khí, tăng hiệu suất xử lý hầm Biogas.

Đo lường hiệu suất xử lý hầm Biogas là cách để xem những việc làm mà bạn áp dụng cho hầm Biogas của mình có thực sự hiệu quả hay không. Hiệu suất hoạt động của hầm Biogas cao sẽ giúp việc xử lý các chất ô nhiễm phía sau dễ dàng hơn. Để được tư vấn về các phương án giúp tăng hiệu suất xử lý cho hầm Biogas, vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Giải pháp sinh học giúp tăng khí Biogas hiệu quả