Đo nồng độ Amoni trong nước thải như thế nào?

Đo nồng độ Amoni là một trong những công tác không thể thiếu trong quá trình làm việc của các kỹ sư môi trường bởi Amoni là một trong những chỉ tiêu ô nhiễm quan trọng cần kiểm soát của nước thải. Hãy cùng Biogency tìm hiểu về nồng độ Amoni và cách đo nồng độ Amoni trong bài viết này nhé!

Đo nồng độ Amoni trong nước thải như thế nào?

Amoni trong nước thải là gì?

Là một trong những chỉ tiêu quan trọng xác định nồng độ ô nhiễm trong nước thải, Amoni là một trạng thái hoá trị của nguyên tố Nitơ.

Trong môi trường nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH₃ và NH₄⁺. NH₃ và NH₄⁺ luôn tồn tại song song với nhau. Tuy nhiên, NH₃ sẽ chiếm ưu thế khi nồng độ pH cao (pH ≈ 11) và ngược lại, NH₄⁺ sẽ chiếm ưu thế khi nồng độ pH thấp (pH ≈ 7). Tổng NH₃ và NH₄⁺ được gọi là tổng Amoni tự do.

Cấu tạo của NH₃ và NH₄⁺ trong nước thải.
Hình 1. Cấu tạo của NH₃ và NH₄⁺ trong nước thải.

Ion NH₄⁺ là ion Amoni, ít độc. NH₃ là chất khí có mùi khai, không màu, tan nhiều trong nước, gây độc chết sinh vật trong nước.

Amoni có mặt trong môi trường thường có nguồn gốc từ các quá trình chuyển hoá, nông nghiệp, công nghiệp và từ sự khử trùng nước bằng cloramin.

Vì sao cần đo nồng độ Amoni trong nước thải?

Trên thực tế, Amoni không quá độc hại với con người và môi trường sống. Tuy nhiên, nồng độ Amoni trong nước nếu quá cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả thải sẽ gây nguy hiểm. Cụ thể nó có thể chuyển hoá thành các chất gây ô nhiễm làm:

  • Giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trùng nước, gây cản trở công nghệ xử lý cấp nước.
  • Gây hiện tượng phú dưỡng trong hệ sinh thái nước.
  • Làm cạn kiệt oxy trong nước.
  • Gây độc cho hệ vi sinh vật trong nước.
  • Tăng nguy cơ ô nhiễm Nitrat và Nitrit trong nước ngầm, có thể gây ung thư cho con người khi nhiễm phải.

Nồng độ Amoni cao gây ra nhiều tác hại cho môi trường, con người và vật nuôi
Hình 2. Nồng độ Amoni cao gây ra nhiều tác hại cho môi trường, con người và vật nuôi.

Nồng độ Amoni được kiểm soát theo chỉ tiêu xả thải của QCVN, nên bắt buộc các doanh nghiệp phải đo, kiểm soát để không vi phạm, ví dụ:

  • Trong QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt quy định: Nồng độ Amoni (tính theo N) không được vượt quá 5 mg/l (đối với cột A) và 10 mg/l (đối với cột B).
  • Trong QCVN 11:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản quy định: Nồng độ Amoni (NH4+ tính theo N) không được vượt quá 10 mg/l (đối với cột A) và 20 mg/l (đối với cột B).

Đo nồng độ Amoni trong nước thải bằng cách nào?

Để đo nồng độ Amoni trong nước thải có thể sử dụng 1 trong 2 cách là sử dụng bộ Kit Test hoặc đo bằng máy.

1. Đo nồng độ Amoni bằng bộ Kit Test

Để phục vụ cho việc đo nồng độ Amoni nhanh chóng, trên thị trường có bộ Kit chuyên dùng để Test nồng độ Amoni. Bộ Kit này sẽ có ống thuỷ tinh và thuốc thử để xác định nồng độ Amoni.

Kit test nồng độ Amoni

Hình 3. Kit test nồng độ Amoni.

Để sử dụng bộ Kit này để đo nồng độ Amoni cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Khử trùng sạch cho lọ thuỷ tinh sau đó lau khô. Đổ nước cần đo nồng độ Amoni vào, nếu là nước mặn thì đúng mức 5ml hoặc 10ml nếu là nước ngọt.
  • Bước 2: Thêm lượng thuốc thử sau đó lắc đều dung dịch. Xem kỹ tờ hướng dẫn để biết chính xác liều lượng thuốc thử và số lần thực hiện thêm dung dịch.
  • Bước 3: So sánh các màu sau 5 phút. Đặt lọ trên biểu đồ và so sánh màu sắc từ một vị trí phía trên dưới ánh sáng ban ngày tự nhiên. Tránh trực tiếp ánh sáng mặt trời.

Biểu đồ kiểm tra nồng độ amoni trong nước

Hình 4. Biểu đồ kiểm tra nồng độ amoni trong nước.

Bước 4: Đánh giá mức độ Amoniac độc hại tự do (NH₃) từ giá trị đo được và pH giá trị theo biểu đồ ở phía dưới.

Biểu đồ đánh giá nồng độ NH₄⁺ và pH trong nước thải
Hình 5. Biểu đồ đánh giá nồng độ NH₄⁺ và pH trong nước thải.

Bước 5: Làm sạch lọ bằng nước sạch trước và sau mỗi lần thử. Đóng chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng. Bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

2. Đo nồng độ Amoni bằng máy đo chuyên dụng

Hiện nay, đã có rất nhiều hệ thống được lắp đặt máy đo nồng độ Amoni tự động. Điều này giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều cho các kỹ sư môi trường trong quá trình làm việc. Lúc này, bạn chỉ cần đọc thông số do máy đo được hiện ra.

Trường hợp hệ thống không được trang bị sẵn máy đo nồng độ Amoni tự động, trên thị trường cũng có rất nhiều loại máy đo nồng độ Amoni cầm tay. Những thiết bị này cũng khá dễ sử dụng và hiện rõ chỉ số về nồng độ Amoni.

Máy đo nồng độ Amoni cầm tay
Hình 6. Máy đo nồng độ Amoni cầm tay.

—–
Chỉ số Amoni trong nước thải rất khó kiểm soát và xử lý. Để được tư vấn chi tiết về cách đo nồng độ Amoni và phương án xử lý nước thải phù hợp cho hệ thống của bạn, hãy liên đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Biogency là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. Đặc biệt với phương châm “Đi đầu về giải pháp xử lý Nitơ và Amonia”, chúng tôi có những kỹ sư môi trường nhiều kinh nghiệm có thể giúp bạn không còn phải lo lắng với chỉ tiêu khó nhằn này nữa!

>>> Xem thêm: Kiểm soát điều kiện xử lý Nitơ, Amonia đạt hiệu quả cao