Hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Đà Lạt Tự Nhiên (DNF) đang xử lý không hiệu quả chỉ tiêu COD vì đầu vào quá cao, do đó cần xây dựng thêm hệ thống hầm Biogas để xử lý chỉ tiêu này. Công ty đã sử dụng đội ngũ kỹ thuật của BIOGENCY để thiết kế xây dựng hầm Biogas và vận hành khởi động trực tiếp trong 30 ngày, kết quả đạt được vượt mong đợi của cả hai bên.
Thông tin về Hệ thống xử lý nước thải Công ty Chế Biến Thực Phẩm Đà Lạt Tự Nhiên (DNF)
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Đà Lạt Tự nhiên (DNF).
- Địa điểm: 44A Phú Trung, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Loại hình nước thải: Nước thải chế biến thực phẩm.
- Công suất vận hành thực tế: 50m3/ngày.đêm.
- Công suất thiết kế: 100m3/ngày.đêm
- Công nghệ xử lý nước thải áp dụng:
- Kết quả phân tích mẫu nước thải:
STT | Thông số | Đơn vị | Phương pháp thử | Kết quả | |
Nước thải sơ chế | Nước thải tinh chế | ||||
1 | COD | mg/l | Hach Method 8000 |
4205 | 812 |
2 | Nitơ Tổng | mg/l | Hach Method 10072 |
88 | 2 |
3 | Tổng Phospho | mg/l | Hach Method 10127 |
20.8 | 0.4 |
4 | TSS | mg/l | – | 1600 | – |
Đánh giá hiện trạng hệ thống:
Nhà máy thay đổi quy trình sản xuất, nước thải có thêm dòng sơ chế nguyên liệu, COD khá cao (4000 – 5000 mg/l). TSS cao = 1600 mg/l.
Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của nhà máy không xử lý được dòng nước thải COD, TSS cao. Cần thi công, lắp đặt thêm hầm Biogas.
Mục tiêu của dự án
Thiết kế, xây dựng hầm Biogas và nuôi cấy vi sinh kỵ khí, khởi động hầm Biogas cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty Chế Biến Thực Phẩm Đà Lạt Tự Nhiên (DNF).
Phương án thực hiện của BIOGENCY để khởi động hầm Biogas hệ thống xử lý nước thải Công ty Chế Biến Thực Phẩm Đà Lạt Tự Nhiên
– Thiết kế xây dựng hầm Biogas:
Công suất thiết kế: 50 m3/ngày.
Thời gian lưu nước thải: 20 – 25 ngày.
Kích thước hầm: Dài x rộng x cao = 25 m x 10 m x 5 m.
– Nuôi cấy, khởi động vi sinh hầm Biogas:
Đối với hiện trạng của hệ thống hầm Biogas của nhà máy thì BIOGENCY lựa chọn sử dụng giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.).
Sản phẩm lựa chọn sử dụng: Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA.
Men vi sinh | Microbe-Lift BIOGAS | Microbe-Lift SA |
Thành phần | Microbe-Lift BIOGAS chứa quần thể vi sinh vật kỵ khí được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. | Microbe-Lift SA là quẩn thể vi sinh vật dạng lỏng có hoạt tính cao được thiết kế để tăng tốc quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy. |
Công dụng | – Hiệu quả trong việc xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, khó phân hủy. – Xử lý Nitơ hữu cơ. – Chứa chủng vi sinh vật Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus chuyển hóa Acid béo dễ bay hơi về dạng CO2 và H2. – Thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ (hình thành khí CH4) từ 30 – 50% so với quá trình xử lý sinh học thông thường. – Giảm nồng độ khí H2S sinh ra, tăng lượng khí CH4. – Giảm các thông số ô nhiễm BOD, COD, TSS, … – Ổn định hiệu suất hoạt động của bể kỵ khí. |
– Phân hủy bùn đáy, phá vỡ lớp váng cứng bề mặt bể kỵ khí, hỗ trợ tăng hiệu suất xử lý COD. – Tăng cường phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như protein, lipid, acid amin, cellulose, benzene, toluene, xylene,… – Tăng thể tích hữu dụng bể kỵ khí. |
Liều lượng sử dụng:
BIOGENCY đã tính toán liều lượng sử dụng từng sản phẩm vi sinh Microbe-Lift cho hầm Biogas để tối ưu nhất về vấn đề chi phí cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu khởi động của dự án đề ra:
Quy trình nuôi cấy bùn vi sinh kỵ khí hầm Biogas:
Đội ngũ kỹ thuật của BIOGENCY thực hiện nuôi cấy khởi động hầm Biogas cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Đà Lạt Tự nhiên (DNF) theo 4 bước sau:
+ Bước 1: Tính toán khối lượng và loại bùn kỵ khí cần nạp
- Sử dụng phân bò làm nguồn bùn khởi động.
- Khối lượng phân bò cần nạp: 5 tấn.
+ Bước 2: Triển khai nạp bùn vào hầm Biogas
- Nạp nước vào 1/3 hầm Biogas: Nước sạch, hoặc nước sau xử lý không nhiễm phèn, kim loại, không dùng nước sông. Kiểm tra pH nước nạp vào, đảm bảo pH = 6.5 – 8.0.
- Nạp phân bò vào bể: Đổ trực tiếp 5 tấn phân bò vào hầm.
- Bắt đầu bổ sung vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA với liều lượng ngày 1.
+ Bước 3: Nạp tải khởi động chạy nội tuần hoàn
- Nạp nước thải (COD = 3000 – 5000 mg/l) vào đầy hầm Biogas nạp với lưu lượng 50m3/ngày, sau khi có nước thải đầu ra bắt đầu cho chạy nội tuần hoàn hầm Biogas.
- Sau thời gian chạy nội tuần hoàn liên tục, quan sát nước đầu ra hầm. Nếu nước đầu ra ít cặn so với mẫu nước thải ban đầu thì tiến hành nạp nước thải vào hầm Biogas. Thông thường thực hiện trong 14 – 21 ngày đầu là có thể nạp tải liên tục.
- Duy trì bơm nội tuần hoàn trong 3 tháng đầu nuôi cấy.
+ Bước 4: Chạy liên tục tải và vận hành ổn định
- Sau khi có nước đầu ra (TSS < 200 mg/l; COD < 1000 mg/l). Tiến hành nạp tải ổn định với lưu lượng 50 m3/h.
- Nước đầu ra hầm Biogas sẽ chứa vào hố thu sau Biogas và bơm vào hệ thống xử lý nước thải.
– Kết quả đầu ra của hầm Biogas:
STT | Thông số | Đơn vị | Đầu vào Biogas | Đầu ra Biogas |
1 | pH | – | 5.7 | 6.9 |
2 | COD | mg/l | 6655 | 845 |
3 | Amonia | mg/l | 2 | 4 |
4 | Tổng N | mg/l | 10 | 9 |
5 | Tổng P | mg/l | 3 | 1.9 |
6 | TSS | mg/l | 1600 | 200 |
Hầm Biogas có dấu hiệu sinh khí:
Hiệu quả khởi động vi sinh hiếu khí:
Với dự án trên, đội ngũ kỹ thuật của BIOGENCY đã trực tiếp khảo sát, vận hành và kiểm soát các chỉ số nước thải, đặc biệt là hầm Biogas, đồng thời cũng hỗ trợ hướng dẫn các kỹ sư vận hành của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Đà Lạt Tự nhiên (DNF) để thuận lợi vận hành hệ thống xử lý nước thải về sau.
Nếu hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp vấn đề hoặc bạn quan tâm đến dịch vụ “Khắc phục & Nuôi dưỡng hệ thống xử lý nước thải” của BIOGENCY, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng!
>>> Xem thêm: Dịch vụ kỹ thuật BIOGENCY: “Khắc Phục & Nuôi Dưỡng Hệ Thống Xử Lý Nước Thải”