Nuôi tôm tốt, đường ruột tôm khỏe hơn nhờ Men vi sinh Microbe-Lift DFM

Bệnh đường ruột là một bệnh khá phổ biến ở tôm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ cho năng suất mùa vụ thấp. Vậy cần làm gì để đường ruột tôm khỏe hơn? Hãy cùng Biogency tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nuôi tôm tốt, đường ruột tôm khỏe hơn nhờ Men vi sinh Microbe-Lift DFM

Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

Môi trường nước trong ao nuôi bị ô nhiễm, thức ăn thừa lâu ngày, tảo độc… là những nguyên nhân gây nên bệnh đường ruột ở tôm. Một số nguyên nhân gây bệnh đường ruột thường thấy ở tôm là:

  • Do tôm ăn phải tảo độc trong ao.
  • Do nhiệt độ môi trường, thời tiết.
  • Do chất lượng nước trong ao.
  • Do thức ăn thừa, các chất hữu cơ.
  • Do vi khuẩn, ký sinh trùng.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đường ruột

Tôm bị bệnh đường ruột có thể nhận biết bằng mắt thường qua một số dấu hiệu sau:

  • Đường ruột tôm bị đứt khúc thành từng đoạn, thức ăn không có ở ruột tôm. Đường phân của tôm bị cong, có màu sắc nhợt nhạt.

Đường ruột tôm bị đứt khúc, biểu hiện của tôm đang bị bệnh đường ruột.

Hình 1. Đường ruột tôm bị đứt khúc, biểu hiện của tôm đang bị bệnh đường ruột.

  • Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, tôm bị chậm lớn, sức khỏe yếu.
  • Đường ruột loãng làm tôm không hấp thụ được thức ăn (khả năng cao là tôm đã bị hoại tử đường ruột).

Biện pháp phòng bệnh đường ruột trên tôm

Đường ruột tôm là một bộ phận quan trọng của tôm thẻ chân trắng, nó mẫn cảm với nhiều loại bệnh. Môi trường nước ô nhiễm, mật độ nuôi dày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio, ký sinh trùng Gregarine, và các loại nấm mốc phát triển gây bệnh đường ruột ở tôm.

Để giảm thiểu được tình trạng tôm nhiễm bệnh đường ruột, bà con cần thường xuyên kiểm tra tôm, sau đây là một số cách phòng trị bệnh đường ruột ở tôm:

  • Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời.
  • Thức ăn không được nhiễm nấm mốc, độc tố. Thức ăn phải có đủ chất dinh dưỡng, thức ăn phải đúng kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn nuôi, tránh lượng thức ăn dư thừa quá nhiều.
  • Mật độ nuôi thả phù hợp với ao nuôi, tránh thả quá dày.
  • Trước khi thả tôm phải cải tạo ao, cải tạo nguồn nước trong ao.
  • Khuyến cáo bà con nên sử dụng máy PCR (máy PCR cầm tay, máy PCR di động) và các bộ Kit để phát hiện sớm nhất các bệnh đường ruột trên tôm.
  • Thường xuyên kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong ao > 4 ppm, tốt nhất là 5 ppm để kích thích tôm ăn khỏe, lớn nhanh, ít bị bệnh tấn công.

Nuôi tôm tốt, đường ruột tôm khỏe hơn nhờ Men vi sinh Microbe-Lift DFM

Sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời phòng trị các bệnh liên quan đến đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng, đứt ruột và rỗng ruột.

Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp đường ruột tôm khỏe hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

 Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp đường ruột tôm khỏe hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Men đường ruột nên được sử dụng sau khi thả tôm 20 ngày, và bổ sung liên tục trong khẩu phần ăn của tôm để ổn định hệ vi sinh đường ruột tôm, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa.

Men vi sinh Microbe-Lift DFM có khả năng:

  • Sản xuất một số Enzyme như: Amylase, Protease, các Vitamin B, Vitamin K kích thích nhanh quá trình tiêu hóa, hỗ trợ việc phân giải các hợp chất phức tạp, giúp cho sự hấp thu dinh dưỡng diễn ra một cách dễ dàng hơn, giảm đáng kể hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
  • Giúp ổn định quá trình tiêu hóa, tiến trình hấp thu các chất dinh dưỡng được diễn ra thuận lợi.
  • Cải thiện hệ miễn dịch của tôm, góp phần hạn chế sự gây hại của mầm bệnh.
  • Giúp thành ruột tôm trở nên vững  chắc, bảo vệ các thành phần bên trong ruột.
  • Phòng trị các bệnh liên quan đến đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng, rỗng ruột, đứt ruột.

Khi nào nên sử dụng giải pháp men đường ruột:

  • Mật độ tảo cao: Trong ao nuôi chứa nhiều loại tảo khác nhau, có một số loại tảo độc như tảo lam sẽ tiết ra enzyme làm tê liệt biểu bì mô ruột, làm đường ruột tôm không thể hấp thụ thức ăn. Sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift DFM sẽ cải thiện hệ miễn dịch của tôm, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giúp tôm ăn khỏe, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
  • Môi trường ao nuôi dơ: Môi trường ao nuôi dơ cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột ở tôm, các thức ăn thừa, chất hữu cơ lâu ngày nếu tôm ăn phải sẽ gây ra bệnh đường ruột. Khi sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift DFM sẽ bổ sung một lượng lớn các vi sinh vật có lợi, ức chế sự phát triển quá mức của các hại khuẩn, giảm mùi hôi của phân tôm lên đến 70 – 80%.
  • Sau khi tôm điều trị với kháng sinh: Kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại và có lợi, vì vậy nếu bà con sử dụng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng môi trường nước, ảnh hưởng đến tôm. Biogency khuyến khích bà con không nên sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm.

Hướng dẫn sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift DFM:

  • 0,5 – 1 gram Men vi sinh Microbe-Lift DFM trộn với 1kg thức ăn.
  • Hòa men vi sinh Microbe-Lift DFM vào nước sạch, trộn đều vào thức ăn sau đó tạt cho tôm ăn.
  • Cho ăn liên tục suốt vụ nuôi để đạt hiệu quả tốt nhất.

—–

Bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng rất phổ biến, bà con cần thường xuyên kiểm tra và quản lý tốt từ ao nuôi đến chất lượng nước để đảm bảo môi trường sống giúp tăng năng suất vụ nuôi. Nếu gặp vấn đề về bệnh đường ruột hãy liên hệ ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: Tôm bị đỏ thân do đâu? Phòng ngừa bệnh như thế nào?