Trong bối cảnh các quy định về môi trường ngày càng siết chặt, áp lực đối với các kỹ sư môi trường trong việc xử lý nước thải đạt quy chuẩn xả thải đang lớn hơn bao giờ hết, bên cạnh yếu tố công nghệ phụ thuộc vào đặc tính nước thải không thể thay đổi thì yếu tố vận hành đóng vai trò quyết định hiệu suất xử lý chất ô nhiễm của toàn hệ thống. Trong đó, việc tăng hiệu suất xử lý sinh học chính là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu.
3 quá trình xử lý nước thải sinh học cần tăng hiệu suất xử lý
Giai đoạn xử lý sinh học thường được phân thành 03 quá trình: Xử lý sinh học kỵ khí, xử lý sinh học hiếu khí và xử lý sinh học thiếu khí.
Trong đó:
- Xử lý sinh học kỵ khí là quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy hòa tan (DO = 0 mg/l). Sản phẩm tạo ra bao gồm hỗn hợp khí sinh học (CH4, CO2, H2S, NH3, …) và các chất khác. Quá trình này bao gồm 04 giai đoạn: Thủy phân – Acid hóa – Acetat hóa – Methane hóa.
- Xử lý sinh học hiếu khí là quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện có dồi dào oxy hòa tan (DO ≥ 2.0 mg/l đối với xử lý BOD, COD và DO ≥ 3.0 mg/l đối với xử lý N-Amonia).
- Xử lý sinh học thiếu khí là quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện có rất ít sự xuất hiện của oxy hòa tan (DO < 0.2 mg/l). Lúc này, chất cho oxy chủ yếu từ nguồn NO3–, PO43-.
Và để tăng hiệu suất xử lý sinh học của hệ thống xử lý nước thải, việc làm cần thiết là tăng hiệu suất xử lý của 3 giai đoạn trên.
Giải pháp tăng hiệu suất xử lý sinh học bằng công nghệ vi sinh Microbe-Lift
1. Tăng hiệu suất xử lý sinh học ở Quá trình xử lý kỵ khí
Nơi quá trình xử lý sinh học kỵ khí xảy ra có thể là bể kỵ khí, bể UASB, IC/ICX, hầm Biogas, bể CSTR,… Quá trình xử lý sinh học kỵ khí có hai chức năng chính là: Xử lý BOD, COD; và Chuyển hóa Nitơ hữu cơ về dạng N-Amonia.
Hiệu suất tối đa của quá trình xử lý sinh học kỵ khí có thể lên tới 70 – 75% nhờ vào:
- Các thông số vận hành tối ưu: Nhiệt độ, độ kiềm carbonate, pH, vận tốc nước dâng, …
- Tăng hàm lượng MLSS/MLVSS, bổ sung chủng vi sinh vật kỵ khí, đặc biệt là chủng vi sinh vật Methane hóa có trong dòng sản phẩm Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA.
2. Tăng hiệu suất xử lý sinh học ở Quá trình xử lý hiếu khí
Nơi quá trình xử lý sinh học hiếu khí xảy ra thường là ở các bể Aerotank, bể MBBR, pha sục khí bể SBR/ Mương oxy hóa,… Quá trình xử lý sinh học hiếu khí có chức năng chính là chuyển hóa N-Amonia về dạng N-Nitrat.
Hiệu suất tối đa của quá trình xử lý N-Amonia có thể lên tới 99% nhờ vào:
- Các thông số vận hành tối ưu: độ kiềm carbonate, pH, DO,…
- Bổ sung chủng vi sinh vật chuyên cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. có trong dòng sản phẩm Microbe-Lift N1.
3. Tăng hiệu suất xử lý sinh học ở Quá trình xử lý thiếu khí
Nơi quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra thường là ở các bể Anoxic, pha đảo trộn bể SBR/ Mương oxy hóa,… Quá trình xử lý sinh học thiếu khí có chức năng chính là chuyển hóa N-Nitrat về dạng N2 tự do, giảm Nitơ tổng.
Hiệu suất của quá trình khử Nitrat có thể tăng lên nhờ vào:
- Các thông số vận hành tối ưu: pH, DO, tỷ lên C/N, …
- Bổ sung chủng vi sinh vật chuyên cho quá trình khử Nitrat là Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes, … có trong dòng sản phẩm Microbe-Lift IND.
Tóm lại, việc vận hành các trạm xử lý nước thải cần thường xuyên kiểm tra hiệu suất xử lý của từng quá trình, từ đó tìm ra các nguyên nhân gây giảm hiệu suất để khắc phục. Nếu nguyên nhân nằm ở phần thiết bị hay các thông số vận hành thì sửa chữa/ thay mới thiết bị và đưa các thông số vận hành về khoảng hoạt động hiệu quả của vi sinh. Còn nếu nguyên nhân do thiếu chủng vi sinh vật chuyên cho từng quá trình, có thể áp dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift để đạt hiệu suất xử lý nước thải tối đa.
Liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn về công nghệ vi sinh Microbe-Lift cũng như cách để tăng hiệu suất xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải ngay hôm nay!
Xem thêm:
>>> Giải Pháp Xử Lý Nitơ, Amonia
>>> Giải pháp xử lý BOD, COD, TSS
>>> Giải Pháp Tăng Khí Biogas
>>> Giải Pháp Xử Lý Bùn