Xử lý chất thải bãi rác bao gồm: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý mùi hôi và xử lý nước thải rỉ rác. Giải pháp xử lý chất thải bãi rác do Biogency đề xuất sẽ giúp giải quyết được cả 3 yêu cầu trên. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hiện trạng vấn đề từ chất thải bãi rác
– Quá tải lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận tại bãi rác
Thực phẩm thừa, rác vườn… chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam. Nhiệt độ và độ ẩm cao do vị trí địa lý là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi thôi và phát sinh nước rỉ rác làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các chất dễ phân hủy trên còn là môi trường thuận lợi cho côn trùng và động vật gây bệnh như ruồi, muỗi, bọ chét… phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hình 1. Bãi rác quá tải với chất thải rắn sinh hoạt.
Nếu không được quản lý hợp lý, tác động tiêu cực do chất thải rắn sinh hoạt gây ra đối với môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng là không thể tránh khỏi.
– Chất lượng không khí suy giảm
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm dư thừa, xác động thực vật…) trong chất thải rắn sinh hoạt sẽ phát sinh mùi khó chịu. Mùi có thể phát sinh từ các hợp chất: Hydro sunfua (H2S) – có mùi trứng thối, Mercaptan và các loại Axit béo dễ bay hơi. Hỗn hợp của 3 loại này gây mùi hôi thối rất khó chịu, như tại các bãi chôn lấp hiện nay.
Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt trong điều kiện kỵ khí còn phát sinh nhiều loại khí nhà kính và khí gây ô nhiễm môi trường, như: Khí Metan (CH4) – chiếm 45 – 65% thể tích trong khí bãi chôn lấp, khí CO2, Phosphin (PH3 ), Khí Amoniac (NH3)…
Hình 2. Chất lượng không khí suy giảm nghiêm trọng ở các khu vực xung quanh bãi rác.
– Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình chôn lấp rác thải gây ô nhiễm nghiêm trọng
Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình chôn lấp rác thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm như:
- Hợp chất hữu cơ: COD, axit béo dễ bay hơi (VFA), Axit Humic và Axit Fulvic.
- Hợp chất vô cơ: Nitơ Amoniac (NH4+), Natri (Na+), Kali (K+), Clo (Cl-), Canxi (Ca2+), Magiê (Mg2+) …
- Kim loại nặng: Cadimi (Cd2+), Niken (Ni2+), Crom (Cr3+)…
- Hợp chất hữu cơ Xenobiotic: Hydrocacbon thơm, Phenol, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và thuốc kháng vi-rút, sản phẩm tẩy rửa gia dụng…
Nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải rỉ rác được liệt kê trong bảng sau:
Thành phần | Đơn vị | Bãi mới | Bãi lâu năm (>10 năm) | |
Từ 0 – 5 năm | Từ 5 – 10 năm | |||
Khả năng phân hủy sinh học | Cao | Trung bình | Thấp | |
pH | – | 4.5 – 7.5 | 6.0 | 6.6 – 7.5 |
BOD5 | mg/l | 2.000 – 20.000 | 10.000 | 100 – 200 |
TOC | mg/l | 1.500 – 20.000 | 6.000 | 80 – 160 |
COD | mg/l | 3.000 – 60.000 | 18.000 | 100- 500 |
TSS | mg/l | 200 – 2.000 | 500 | 100 – 400 |
N – Hữu cơ | mg/l | 10 – 800 | 200 | 80 – 120 |
NH3 | mg/l | 10 – 800 | 200 | 20 – 40 |
NO3– | mg/l | 5 – 40 | 25 | 5 – 10 |
P – Tổng | mg/l | 5 – 100 | 30 | 5 – 10 |
Orthophotpho | mg/l | 4 – 80 | 20 | 4 – 8 |
Độ kiềm | mgCaCO3/l | 1.000 – 10.000 | 3000 | 200 – 1.000 |
Ca2+ | mg/l | 50 – 1.500 | 250 | 50 – 200 |
CL– | mg/l | 200 – 3.000 | 500 | 100 – 400 |
Fe tổng | mg/l | 50 – 1.200 | 60 | 20 – 200 |
SO42- | mg/l | 50 – 1.000 | 300 | 20 – 50 |
Ca2+ | mg/l | 980 – 2.000 | ||
Cl– | mg/l | 4.200 – 4.500 | ||
SO42- | mg/l | 1.100 – 2.640 | ||
Fe – tổng | mg/l | 160 – 300 | ||
Coliform | MPN/100ml | 5.106 – 40.106 |
Với nồng độ các chất ô nhiễm cao, nếu không được xử lý, nước thải rỉ rác sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
Giải pháp xử lý chất thải bãi rác bằng vi sinh Microbe-Lift
Xử lý chất thải bãi rác bao gồm: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý mùi hôi và xử lý nước thải rỉ rác. Giải pháp xử lý chất thải bãi rác do Biogency đề xuất sẽ giúp giải quyết được cả 3 yêu cầu trên.
1. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt dễ phân hủy sinh học bằng phương pháp ủ phân compost áp dụng Microbe-Lift BPCC
Men vi sinh Microbe-Lift BPCC được thiết kế đặc biệt như một chất xúc tác bằng vi sinh vật để tăng tốc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ quá trình ủ phân. Microbe-Lift BPCC làm giảm chu kỳ ủ phân bằng cách tăng nhiệt độ đống ủ nhanh chóng, giúp đạt đến nhiệt độ tối ưu từ 60 – 80°C trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Hình 3. Kiểm tra chất lượng phân ủ bằng men vi sinh Microbe-Lift BPCC.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng 01 lít vi sinh Microbe-Lift BPCC cho 10 – 15 tấn nguyên liệu ủ.
- Pha loãng vi sinh với nước (không chất khử trùng) theo tỉ lệ 1:50 hoặc 1:100 hoặc tùy theo độ ẩm nguyên liệu.
- Dung dịch vi sinh đã pha sử dụng trong vòng 48 giờ.
- Phun hoặc trộn đều dung dịch đã pha vào nguyên liệu ủ.
Hiệu quả mang lại:
- Quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn, tăng tốc quá trình ủ, rút ngắn thời gian ủ phân từ 20% – 50%.
- Chất lượng phân hữu cơ đầu ra tốt hơn, đều hơn.
- Giảm mùi hôi phát sinh trong quá trình ủ.
- Giảm nồng độ ô nhiễm trong nước rỉ ra từ đống ủ.
2. Xử lý mùi hôi bãi rác bằng vi sinh khử mùi MicrobeLift OC-IND
Việc khử mùi được dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh có trong MicrobeLift OC-IND như sau:
• Khử mùi trong không khí: Công thức độc quyền có chứa các thành phần có chức năng như các điểm tập trung phản ứng sinh mùi. Các thành phần này đóng vai trò là các tấm màng đa phân tử hấp phụ và liên kết chặt chẽ các phản ứng tạo mùi do đó ngăn cản và phân hủy mùi thoát ra.
• Khử mùi từ nguồn sinh ra: Các vi sinh vật trong sản phẩm cũng tăng tốc quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ trong rác thải và nước thải làm giảm sinh ra các thành phần gây mùi như: NH3, H2S, Mercaptan…từ đó mùi hôi được xử lý triệt để.
Hình 4. Sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift OC-IND phun xịt khử mùi hôi bãi rác tại Quy Nhơn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Tỉ lệ pha từ 1: 200 đến 1:1000 tùy thuộc vào mùi hôi cần xử lý.
- Sử dụng 2 lít dung dịch đã pha cho 1 tấn rác.
- Sử dụng 0,5 lít dung dịch đã pha cho 1 m2 diện tích bề mặt.
- Thời gian phun xịt lặp lại: từ 4 – 6 giờ.
Hiệu quả mang lại:
- Kiểm soát hầu hết tất cả các khí gây mùi sinh ra bởi quá trình phân hủy sinh học trong vòng 30 phút.
- Chấm dứt các phản ứng sinh khí sinh học, kiểm soát mùi hôi và ăn mòn kim loại.
- Tăng cường quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
- Xua đuổi ruồi muỗi và hạn chế ấu trùng gây hại phát triển.
3. Tăng cường hiệu suất xử lý sinh học nước thải rỉ rác bằng vi sinh Microbe-Lift SA, IND và N1
- Xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy: Microbe-Lift SA một quần thể vi sinh có độ hoạt tính cao, hoạt động như một chất gia tốc được thiết kế đặc biệt để đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất khó phân hủy. Sử dụng được cho tất cả các bể sinh học.
- Xử lý BOD, COD, TSS: Microbe-Lift IND quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng được thiết kế chuyên biệt để xử lý BOD, COD, TSS. Tăng hàm lượng MLSS, tăng hiệu suất xử lý sinh học lên tối đa 85%. Sử dụng cho bể hiếu khí Aerotank.
- Xử lý Nitơ tổng:
+ Xử lý Nitơ Amonia: Microbe-Lift N1 chuyên dùng cho quá trình khử Ammonia, tăng cường phản ứng Nitrate hóa. Chứa chủng vi khuẩn Nitrosomonas giúp chuyển hóa Ammonia về dạng Nitrite và chủng vi khuẩn Nitrobacter giúp chuyển hóa từ Nitrite về dạng Nitrate (NO3-). Sử dụng cho bể hiếu khí Aerotank.
+ Xử lý Nitơ Nitrate: Microbe-Lift IND giúp chuyển hóa NO3- thành Nitơ tự do (N2) bay lên nhờ vi khuẩn dị dưỡng khử Nitrate nhanh hơn gấp 17 lần so với so với các vi khuẩn bản địa, bao gồm: Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis và Wolinella succinogenes. Sử dụng cho bể thiếu khí Anoxic.
Hình 5. Men vi sinh Microbe-Lift giúp nâng cao hiệu suất xử lý chất ô nhiễm nước thải rỉ rác, đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn môi trường.
Liều lượng sử dụng:
Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
- Ngày 1 và 2 sử dụng từ 40 – 80 ml/m3.
- Ngày 3 đến 7 sử dụng từ 10 – 20 ml/m3.
- Ngày 8 đến 30 sử dụng từ 2 – 5 ml/m3.
- Duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 1 – 5 ml/m3.
—–
Giải pháp Xử lý chất thải bãi rác bằng Vi sinh Microbe-Lift của Biogency giúp giải quyết toàn diện các vấn đề của bãi rác: từ chất thải rắn, mùi hôi, đến nước thải. Men vi sinh Microbe-Lift mà Biogency lựa chọn là dòng sản phẩm được sản xuất 100% từ Mỹ và được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam bởi Biogency, do đó chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết hơn về phương án xử lý chất thải bãi rác tối ưu nhất!
Xem thêm:
>>> Xử lý BOD cao trong nước rỉ rác như thế nào cho hiệu quả?
>>> Quy trình ủ phân hữu cơ bằng vi sinh từ rác thải sinh hoạt