Giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp bằng cách nào?

Như chúng ta đã biết, hệ thống nước thải công nghiệp vượt tiêu chuẩn BOD, COD khi xả thải không những gây ảnh hưởng đến môi trường, làm chết động vật thủy sinh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn vướng vào những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Vì vậy, chỉ số BOD, COD là chỉ số buộc phải giảm thiểu đến mức an toàn, đủ tiêu chuẩn xả thải theo pháp luật Việt Nam. Thế nhưng, làm cách nào để giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp? 

Giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp bằng cách nào?

Mức phạt theo pháp luật Việt Nam khi xả thải không đúng quy định đối với nước thải công nghiệp

Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù 1 – 5 năm với các hành vi:

  • Xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.
  • Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 lần đến dưới 4 lần.
  • Xả ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000 m3/ngày nước thải có độ pH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.

Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và sẽ bị phạt đình chỉ kinh doanh hoặc đình chỉ vĩnh viễn khi không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Nước thải công nghiệp đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Hình 1. Nước thải công nghiệp đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Vì vậy, xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm, đặc biệt là BOD COD là rất quan trọng đối với các hệ thống sản xuất các ngành công nghiệp như: Nước thải công nghiệp, cao su, dệt nhuộm, bia, mía đường, chế biến thực phẩm, nước thải chăn nuôi…

3 phương pháp giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp đang được áp dụng hiện nay

Để giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp, người ta thường dùng 3 phương pháp sau:

– Phương pháp cơ học:

Đối với nước thải tồn tại những chất có kích thước lớn, tỷ trọng lớn thường sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp cơ học, sau đó mới đến các biện pháp khác. Quy trình xử lý cơ học bao gồm các công đoạn thiết bị chắn rác, nghiền rác, bể điều hòa lưu lượng và chất lượng, bể lắng cát, bể lắng, lọc và bể tuyển nổi.

Ưu điểm của phương pháp cơ học là loại bỏ được các loại rác thải kích thước lớn, điều hòa lưu lượng, nồng độ nguồn nước ổn định hơn, nâng cao và duy trì cho giai đoạn xử lý sau thuận lợi. Điều đó có nghĩa là phương pháp cơ học chỉ là một phần của quá trình xử lý nước thải, để đảm bảo chỉ tiêu nước thải đầu ra thì doanh nghiệp sản xuất cần sử dụng thêm các biện pháp khác. Hiệu quả xử lý BOD, COD của phương pháp này hầu như không đáng kể.

– Phương pháp hóa lý:

Đây là phương pháp kết hợp quá trình hóa học và vật lý để loại bỏ thành phần ô nhiễm trong nước thải công nghiệp mà không thể sử dụng bể lắng. Phương pháp này bao gồm công nghệ keo tụ tạo bông và trích ly pha lỏng.

  • Keo tụ tạo bông: Giúp cải thiện hiệu quả công đoạn xử lý thứ cấp, loại bỏ kim loại nặng trong nước thải, xử lý màu của nước thải và ứng phó với các thời điểm tải nạp tăng cao.
  • Trích ly pha lỏng: Trích ly pha lỏng được ứng dụng để làm sạch nước thải chứa phenol, dầu, axit hữu cơ, các ion kim loại… Phương pháp này được ứng dụng khi nồng độ chất thải lớn hơn 3 – 4g/l, vì khi đó giá trị chất thu hồi mới bù đắp chi phí cho quá trình trích ly.

– Phương pháp sinh học:

Phương pháp này sử dụng vi sinh vật hữu hiệu – là phương pháp xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Mục đích của xử lý nước thải bằng vi sinh là khử các chất hữu cơ COD, BOD… với nồng độ cao ở trong nước về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường.

Giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp là yêu cầu bắt buộc của nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay.

Hình 2. Giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp là yêu cầu bắt buộc của nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay.

Tùy vào tình trạng của hệ thống, hàm lượng ô nhiễm và điều kiện đầu tư của doanh nghiệp mà có thể sử dụng một phương pháp xử lý hoặc kết hợp cả ba phương pháp xử lý trên để nâng cao hiệu suất giảm BOD COD trong nước thải.

BIOGENCY cung cấp giải pháp dùng vi sinh Microbe-Lift giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp hiệu quả

Trong các phương pháp kể trên thì phương pháp sinh học là giải pháp được áp dụng rộng rãi để giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp vì chi phí rẻ, hiệu quả cao, bền vững cho môi trường. Đây là phương pháp được lựa chọn phổ biến hiện nay, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đóng vai trò rất lớn, quyết định quy mô, chi phí đầu tư so với phương pháp cơ học hay hóa lý.

Để phương pháp sinh học mang lại hiệu quả tối ưu, điều cần thiết là phải bổ sung vào hệ thống đủ lượng vi sinh vật có khả năng xử lý BOD COD. Giải pháp xử lý BOD, COD và chất rắn hòa tan (TSS – nếu có) sử dụng 3 dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift do Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ phát triển:

– Men vi sinh Microbe-Lift IND – tăng hiệu suất xử lý BOD, COD lên tối đa 85%:

Microbe-Lift IND là dòng men vi sinh hiếu khí, có hiệu quả vượt trội trong việc giảm BOD, COD, TSS sau bể hiếu khí, giúp tăng hiệu suất xử lý hiếu khí và giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao. Áp dụng được cho tất cả loại hình nước thải có chứa hàm lượng hữu cơ cao. Bên cạnh đó, Microbe-Lift IND còn giúp tăng cường quá trình khử Nitrat, góp phần xử lý chỉ tiêu Nitơ, Amonia đạt chuẩn.

– Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS – Giảm nồng độ BOD, COD, TSS sau bể kỵ khí:

Microbe-Lift BIOGAS là dòng men vi sinh kỵ khí, có tác dụng làm giảm nồng độ BOD, COD, TSS sau bể kỵ khí, giúp tăng hiệu suất xử lý kỵ khí, đồng thời, giúp giảm tải cho hệ hiếu khí. Các chủng vi sinh trong Microbe-Lift BIOGAS có thể chịu được tải lượng COD đầu vào lên đến 12.000 mg/l. Một số loại nước thải điển hình áp dụng hiệu quả sản phẩm này trong xử lý là: Nước thải chăn nuôi, nước thải tinh bột sắn, nước thải sản xuất giấy.

– Men vi sinh Microbe-Lift SA – Trợ lắng cho quá trình xử lý sinh học:

Microbe-Lift SA là dòng men vi sinh có khả năng hoạt động trong cả 3 môi trường: Hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi. Đây là dòng men vi sinh có khả năng đặc biệt trong việc phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy, trợ lắng hiệu quả cho quá trình xử lý sinh học.

Bộ 3 men vi sinh Microbe-Lift dùng trong giải pháp giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp.

Hình 3. Bộ 3 men vi sinh Microbe-Lift dùng trong giải pháp giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp.

Bộ 3 men vi sinh Microbe-Lift trên chứa đựng nhiều ưu điểm vượt trội và phát huy tối đa công hiệu nhờ giải pháp phù hợp với từng hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết về giải pháp giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp hiệu quả và tối ưu chi phí nhất!

BIOGENCY cam kết các sản phẩm Microbe-Lift sử dụng có xuất xứ hoàn toàn tại Mỹ, do Viện Ecological Laboratories Inc., nghiên cứu và phát triển, được nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam bởi Công ty TNHH Đất Hợp.

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp điển hình