Nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được đánh giá là hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến tại nước ta. Theo báo Trà Vinh (7/2023), phương pháp nuôi này đã giúp bà con đạt năng suất lên đến 40-50 ngàn tấn/ha, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Tuy nhiên, mỗi năm lượng chất thải thải ra từ mô hình này cũng rất lớn, làm giảm chất lượng môi trường sống của tôm và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Với vấn đề đáng quan tâm này, BIOGENCY sẽ cập nhật thông tin về lượng chất thải năm cũng như chia sẻ cách giảm thiểu chất thải từ hình thức nuôi này cho bà con.
Thống kê lượng chất thải phát sinh từ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh
Chất thải thải ra từ mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đang là vấn đề nhức nhối mà các hộ dân nuôi tôm cũng như là cơ quan ban ngành quan tâm. Với hình thức nuôi này bà con thường triển khai nuôi liên tục trong năm. Từ đó nguồn nước ô nhiễm thải ra ngoài rất nhiều do không cắt vụ, mang mầm bệnh và vi sinh vật có hại đổ ra sông, rạch…
– Chất thải phổ biến phát sinh trong nuôi tôm:
Mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh thường sinh ra các chất thải như nước thải, bùn thải, chất thải rắn…Các chất này chủ yếu được hình thành từ chất hữu cơ dư thừa như thức ăn, phân tôm, tảo…Do đó chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng, gây ra hiện tượng suy giảm nồng độ oxy hòa tan.

Bên cạnh đó, tải trọng dinh dưỡng cao cũng gây ra sự nở hoa cho các loài thực vật phù du, từ đó làm giảm nguồn lợi thủy sản. Khi các chất hữu cơ dư thừa phân hủy sẽ tạo ra Amoniac (chứa ion NH3, NH4+) và Nitrit (NO2–). NH4+ là ion không gây hại cho tôm tuy nhiên NH3 và NO2– là khí rất độc, ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, tổn hại mang, gan, tụy khi tôm phải tiếp xúc trong thời gian dài.
– Cập nhật thông tin về lượng chất thải phát sinh từ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh:
Tùy thuộc vào mức độ thâm canh và siêu thâm canh, công nghệ áp dụng cũng như khả năng quản lý ao tôm của người nuôi mà lượng chất thải sinh ra là khác nhau. Theo thống kê, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn ảnh hưởng đến môi trường, trong đó bùn thải đáy ao là mối nguy hại lớn nhất.
Ước tính cho thấy, lượng bùn thải sinh ra từ ao tôm mỗi năm dao động từ 123 – 151 tấn/ha/vụ. Quá trình phân tích kết quả các chỉ tiêu lý hóa và sinh học cho biết giá trị pH luôn nằm ở mức trung tính/kiềm yếu (từ 7,4 – 7,9), độ mặn ít. Đặc biệt, nồng độ BOD5 từ nước thải nuôi tôm siêu thâm canh cao gấp 1.5 lần so với nuôi thâm canh.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, thống kê riêng tỉnh Nghệ An mỗi năm thải ra 15 -20 tấn/ha bùn thải. Như vậy nếu tính trên 76,7% diện tích nuôi tôm của tỉnh thì có đến 20.143 – 26.845 tấn bùn thải mỗi năm. Lượng chất thải này thường được thải thẳng ra chung với nước nuôi tôm mà không có biện pháp xử lý, gây ô nhiễm môi trường.
Làm cách nào để giảm chất thải từ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh?
Lượng chất thải ao nuôi tôm nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài sẽ vi phạm quy định xả thải và bị xử phạt. Đặc biệt, nếu như việc xả thải diễn ra liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh của khu vực. Do đó BIOGENCY sẽ gợi ý cho bà con một số giải pháp để giảm chất thải từ mô hình nuôi này.
– Sử dụng cá rô phi:
Cá rô phi hỗ trợ rất tốt trong việc xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm, phù hợp cho bà con nuôi thâm canh với 2 ao trở lên. Cụ thể, cách này cần hệ thống bể lọc với 2 ao nuôi cá rô phi và 1 ao cỏ rong, xử lý theo quy trình như sau:
Từ ao nuôi tôm, nước thải sẽ được chuyển qua xi phông và bơm vào bể lọc để tách riêng chất hữu cơ. Khi đó, nước chảy xuống ao cá rô phi 1, cá sẽ ăn các chất hữu cơ dư thừa, phần lơ lửng lắng xuống đáy.

Sau đó nước lại chảy xuống ao cá rô phi 2 và diễn ra quy trình tương tự. Kết thúc quá trình xử lý tại ao 2, nước chảy ra ao cỏ rong và được các vi sinh vật hấp thụ dinh dưỡng, ngăn chặn lơ lửng và hạn chế sự phát triển của tảo.
Sử dụng cách này bà con cũng có thể trực tiếp nuôi cá rô phi với tôm để chúng ăn phần chất hữu cơ dư thừa. Điều này sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, công sức và diện tích.
– Quản lý chất lượng thức ăn và giảm tỷ lệ cho ăn:
Thức ăn chiếm đến 80% trong tổng chi phí nuôi tôm, do đó việc kiểm soát lượng thức ăn hợp lý là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí cho bà con. Trên thực tế, tôm chỉ có thể hấp thụ khoảng 30% lượng thức ăn cho ăn, phần còn lại sẽ hòa tan trong nước. Do đó bà con nên cân đối tỷ lệ sao cho phù hợp với diện tích và mật độ nuôi để hạn chế phần thức ăn dư thừa quá nhiều.
– Sử dụng chế phẩm sinh học:
Hiện nay nhiều bà con đã ý thức được hậu quả của việc sử dụng hóa chất để xử lý nước nuôi tôm. Thay vào đó là chuyển qua dùng chế phẩm sinh học – một giải pháp được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh.
Chế phẩm sinh học hoạt động bằng cách cung cấp các vi sinh vật có lợi, đồng thời hạn chế sự phát triển của các sinh vật gây hại. Nhờ đó, người nuôi tôm có thể kiểm soát hiệu quả các vấn đề như ô nhiễm ao nuôi, khí độc, giúp giảm thiểu ô nhiễm trong nước thải nuôi tôm. Việc sử dụng men vi sinh trong quá trình nuôi còn giúp tôm tiêu hóa tốt hơn, qua đó giảm đáng kể lượng thức ăn dư thừa.
Một số dòng men vi sinh hiệu quả trong xử lý nước nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh bà con có thể tham khảo là:
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA: Giúp xử lý bùn đáy, nhớt bạt ao tôm.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C: Xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn…
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1: Giúp xử lý khí độc H2S, NH3, NO2…

Việc giảm chất thải từ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh là điều vô cần cấp thiết mà bà con nuôi tôm cần xử lý. Tham khảo ngay những giải pháp mà BIOGENCY gợi ý để có một mùa vụ tôm năng suất và đảm bảo nguồn nước thải không gây ảnh hưởng đến môi trường chung.
Hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết giải pháp hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tại sao nước cấp tại các vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng xấu?