Giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic là một công việc không thể bỏ qua của các kỹ sư quản lý hệ thống xử lý nước thải. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn. Nhưng giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic bằng cách nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vì sao cần giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic?
– Kiểm soát nồng độ DO thích hợp để duy trì hàm lượng vi khuẩn có lợi và hạn chế vi khuẩn dạng sợi có hại cho hệ thống phát triển
DO (Dissolved Oxygen) là một trong những chỉ số giúp đánh giá nồng độ ô nhiễm do chất hữu cơ trong nước. Lượng oxy hòa tan bị tiêu hao trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ làm hàm lượng oxy hòa tan thấp đi, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bão hòa tại điều kiện đó. DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông (assimilative Capacity – AC). Đơn vị tính của DO thường dùng là mg/l.
Hình 1. Nồng độ oxy hòa tan DO trong nước.
Trong nước thải, nồng độ oxy hòa tan tối ưu trong bể Anoxic là DO < 0,2 – 0,5 mg/l. Nếu nồng độ DO trong bể Anoxic quá cao, sẽ dẫn đến tình trạng các chủng vi khuẩn có trong bể sẽ sử dụng nguồn oxy này cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng, và do đó sẽ không tác động đến các hợp chất là nguyên nhân gây ô nhiễm trong nước thải, nước thải sẽ không được xử lý.
Vì vậy, chỉ số DO cần được đo và kiểm soát thường xuyên.
– Giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic để tối ưu hóa hoạt động của vi khuẩn khử Nitrat, tăng hiệu suất của quá trình xử lý Nitơ
Trong bể thiếu khí Anoxic, hàm lượng oxy hòa tan DO cần phải được kiểm soát rất chặt chẽ, vì:
Bể thiếu khí Anoxic là một trong những loại bể được sử dụng trong công tác xử lý nguồn nước thải, đặc biệt là những nước thải có chứa các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ. Nguyên tắc hoạt động của bể này là: Dựa vào các chủng vi sinh vật hiếu khí để phân huỷ các hợp chất phức tạp có chứa Nitơ trong điều kiện thiếu khí.
Nguyên tắc hoạt động của bể thiếu khí Anoxic:
Nước thải được đưa vào bể Anoxic. Lúc này, thành phần trong nước thải đã được giảm nồng độ COD, BOD5 đáng kể, tuy nhiên thành phần Amoni còn khá cao. Tại đây, quá trình khử Nitrat sẽ được diễn ra để xử lý N trong nước thải, nhờ vào việc ứng dụng các vi khuẩn dị dưỡng.
Quá trình khử Nitrat sẽ tách oxy ra khỏi Nitrit (NO2), Nitrat (NO3) dưới tác dụng của các vi khuẩn khử Nitrat (Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes,...). Oxy được tách ra từ Nitrit và Nitrat được dùng lại để Oxy hóa các chất hữu cơ. Nitơ được tách ra ở dạng khí sẽ bay vào khí quyển theo sơ đồ sau:
NO3– → NO2– → NO → N2O → N2
=> Oxy được tách ra từ Nitrit và Nitrat được dùng lại là lý do cần giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic.
Vì trong hệ thống xử lý nước thải luôn tồn tại các vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes,…), các vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí này sẽ sử dụng oxy trong trong Nitrat (NO3–), Nitrit (NO2–) từ quá trình khử Nitrat. Từ đó giải phóng khí N2 ra bên ngoài và hoàn tất quá trình khử Nitơ trong nước thải.
Do đó, cần giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic để vi khuẩn khử Nitrat sử dụng oxy trong Nitrat để hoạt động, giảm thiểu việc chúng sử dụng oxy tự do có sẵn sẽ làm giảm hiệu suất xử lý Nitơ.
Trường hợp trong hệ thống không có đủ lượng vi khuẩn dị dưỡng để xử lý được nồng độ Nitrat (NO3–), Nitrit (NO2–), có thể bổ sung thêm bằng các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND.
Hình 2. Men vi sinh khử Nitrat – Microbe-Lift IND.
Giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic bằng cách nào?
– Sử dụng đường tuần hoàn bùn từ bể lắng để tăng MLSS trong bể Anoxic
Để giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic hiệu quả, cần sử dụng đường tuần hoàn bùn để tăng MLSS trong bể Anoxic. Khi đó, những vi sinh vật hiếu khí sẽ quay về nhanh chóng và chiếm lấy nguồn oxy ở trong nước. Khi nguồn oxy cạn kiệt thì chúng sẽ tự phân hủy nội bào hoặc hình thành bào tử chờ cơ hội hồi sinh. Đây là phương pháp chính để giảm DO trong bể Anoxic.
– Đặt đường ống tuần hoàn chìm xuống mặt nước tại bể Anoxic để tránh nước gây tung tóe làm tăng lượng DO
Hàm lượng DO trong nước có thể được tăng lên do sự xáo trộn của dòng chảy, vì thế, để tránh hiện tượng này xảy ra ở bể Anoxic, trong quá trình vận hành hệ thống nên đặt đường ống tuần hoàn chìm xuống dưới mặt nước để dòng chảy nhẹ và ít bắn nước hơn.
– Điều chỉnh lại tốc độ khuấy của Mixer (máy khuấy chìm)
Để tránh gia tăng hàm lượng DO trong bể Anoxic, máy khuấy chìm cần được giảm tốc độ khuấy nhưng vẫn cần đảm bảo tốc độ khuấy trộn để quá trình tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải tối ưu.
– Khoan những lỗ nhỏ thông khí cho dòng tuần hoàn Nitrat tại đầu bể Anoxic
Khoan những lỗ nhỏ thông khí cho dòng tuần hoàn Nitrat tại đầu bể Anoxic nhằm mục đích giảm bớt oxy có trong lượng bùn lỏng tuần hoàn về bể Anoxic, từ đó làm giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic.
—
Hy vọng các cách giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic mà Biogency chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic cũng như các phương án sinh học xử lý nước thải chứa Nitơ, Amonia hiệu quả, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Bể Anoxic là gì? Vì sao nên đặt bể Anoxic trước bể hiếu khí Aerotank?