Hóa chất xử lý nước thải chỉ nên sử dụng khi nào? Phương án nào có thể thay thế hóa chất?

Việc sử dụng hóa chất xử lý nước thải là yêu cầu cần thiết đối với một số loại nước thải nhất định. Thông thường, hóa chất được sử dụng ở những bước đầu tiên trong quy trình xử lý nước thải, ví dụ như ở giai đoạn xử lý hóa lý, nước thải có chứa cặn hay huyền phù… Hóa chất nào thường được sử dụng? Và các trường hợp nào sử dụng/hạn chế sử dụng hóa chất? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Hóa chất xử lý nước thải chỉ nên sử dụng khi nào? Phương án nào có thể thay thế hóa chất?

Một số loại hóa chất được sử dụng trong HTXLNT và công dụng của nó

Trong một hệ thống xử lý nước thải, đối với mỗi giai đoạn xử lý cần có các trang thiết bị, các vật tư đi kèm cụ thể để đảm bảo được hiệu suất xử lý cao nhất. Ví dụ ở giai đoạn xử lý hóa lý, nước thải có chứa cặn, huyền phù thì phải có các bể keo tụ tạo bông kết hợp lắng hoặc tuyển nổi. Đi kèm sẽ là các hóa chất hỗ trợ cho quá trình xử lý như: PAC, Vôi, Xút, Methanol,…

Mỗi loại hóa chất xử lý nước thải tương ứng sẽ có một công dụng cụ thể. Những hóa chất thường được dùng trong xử lý nước thải hiện nay có thể kể đến như:

– PAC (Poly Aluminium Chloride)

Là một loại muối biến tính của Nhôm Clorua, là hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước cấp, nước thải. Khi sử dụng PAC, quá trình hòa tan sẽ tạo các hạt Polyme Al113 với điện tích vượt trội (+7), các hạt Polyme này trung hòa điện tích hạt keo và gây keo tụ rất mạnh.

Hóa chất xử lý nước thải - PAC (Poly Aluminium Chloride), có tác dụng keo tụ, trợ lắng.

Hình 1. Hóa chất xử lý nước thải – PAC (Poly Aluminium Chloride), có tác dụng keo tụ, trợ lắng.

>>> Xem thêm: Cần pha hóa chất PAC như thế nào để xử lý nước thải?

– NaOH (Xút)

Có tên khoa học là Natri Hidroxyt hay Caustic Soda, xút ở dạng tinh khiết là một chất rắn có màu trắng dạng hạt hoặc viên, phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một nhiệt lượng lớn. Chức năng chính của NaOH trong xử lý nước thải là điều chỉnh pH về giá trị thích hợp, tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý nước thải ở phía sau.

Hóa chất xử lý nước thải - NaOH (Xút), có tác dụng điều chỉnh pH.

Hình 2. Hóa chất xử lý nước thải – NaOH (Xút), có tác dụng điều chỉnh pH.

Lưu ý: Khi lựa chọn Xút phải tính toán nồng độ sử dụng hợp lý, tránh phản tác dụng.

– Vôi (CaO)

Có tên khoa học là Canxi Oxide, là một hóa chất xử lý nước thải phổ biến, đa số mọi người đều biết. Trong xử lý nước thải, vôi chủ yếu ở dạng bột, có màu trắng ngà hoặc đục do nhiễm tạp chất. Vôi làm tăng pH trong nước thải và khiến kim loại nặng kết tủa ở dạng Hydroxyt. Vôi làm cô đặc các tạp chất, trung hòa các chất keo trong nước điều này làm cho quá trình lắng lọc trong xử lý nước thải diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, vôi cũng được dùng xử lý hàm lượng Amonia theo phương pháp kiềm hóa.

Hóa chất xử lý nước thải - Vôi (CaO), có tác dụng tạo kết tủa hỗ trợ quá trình lắng.

Hình 3. Hóa chất xử lý nước thải – Vôi (CaO), có tác dụng tạo kết tủa hỗ trợ quá trình lắng.

– Methanol

Có công thức hóa học là CH3OH, là loại rượu đơn giản nhất, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy và có mùi đặc trưng. Trong xử lý nước thải, Methanol có hai vai trò chính: Một là nguồn Cacbon hữu cơ để khử Nitơ trong quá trình khử Nitrate thành Nitơ tự do; hai là nguồn dinh dưỡng Cacbon để nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải.

Hóa chất xử lý nước thải – Methanol, là nguồn dinh dưỡng Cacbon cho vi sinh.

Hình 4. Hóa chất xử lý nước thải – Methanol, là nguồn dinh dưỡng Cacbon cho vi sinh.

Nên sử dụng hóa chất trong trường hợp nào?

Như phân tích ở trên, mỗi loại hóa chất đều có chức năng, công dụng xử lý riêng. Tùy thuộc vào tình trạng tại hệ thống xử lý thì chúng ta cần có các biện pháp bổ sung hóa chất hợp lý.

Nhìn chung, sử dụng hóa chất là biện pháp xử lý có hiệu quả cao, thời gian tác dụng nhanh. Tuy nhiên, các loại hóa chất đều tồn tại các mặt bất cập khác khi sử dụng.

Ví dụ:

  • Khi sử dụng Xút (NaOH), đây là một hóa chất rất nguy hiểm đối với con người, tiếp xúc trực tiếp trên da có thể gây bỏng. Ngoài ra, khi pha loãng nếu không thực hiện đúng quy cách rất dễ gây ra hiện tượng cháy nổ rất nguy hiểm.
  • Phèn chua KAl(SO4)2, là một loại hóa chất cũng rất phổ biến trong xử lý nước thải. Tuy nhiên, nếu dùng với liều vượt quá mức tính toán gây ra hiện tượng tụt giảm pH. Ảnh hưởng xấu đến hệ thống xử lý phía sau.

Lưu ý nào cần quan tâm khi sử dụng hóa chất

Khi sử dụng hóa chất, điều tiên quyết đối với người sử dụng đó là phải biết rõ cách sử dụng loại hóa chất đó, những nguy hiểm mà hóa chất đó có thể gây ra và cách sử lý khi có sự cố do hóa chất đó gây ra.

Bên cạnh đó, các loại hóa chất cũng cần phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng trước khi đưa đến tay người sử dụng.

Nhà nước Việt Nam cũng đang có các quy định, nghị định, thông tư để quản lý, quy định an toàn trong sử dụng hóa chất như: Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Luật hóa chất số 06/2017/QH12, …

Ngoài ra, để các quy định và quá trình sử dụng hóa chất được an toàn, các nhà máy, chủ đầu tư cũng nên tổ chức định kỳ các buổi huấn luyện, đào tạo về an toàn khi sử dụng hóa chất. Nhầm nâng cao trình độ, khả năng ứng phó với các tình huống bất lợi xảy ra khi có sự cố.

Phương án thay thế hóa chất trong xử lý nước thải

Nhìn chung, hóa chất xử lý nước thải là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất xử lý của cả hệ thống. Rất khó để loại bỏ hoặc thay thế sử dụng hóa chất bằng một phương án khác. Mặc dù vậy, vẫn có thể linh hoạt thay đổi loại hóa chất với các loại nguyên vật liệu khác có tính chất an toàn hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng như thay thế Methanol bằng mật rỉ đường hoặc cám gạo, thay phèn chua bằng PAC + vôi để xử lý cặn và Photpho…

Ngoài ra, hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm là các chế phẩm sinh học được sử dụng để thay thế các loại hóa chất như:

  • Microbe-Lift IND & Microbe-Lift DGTT là bộ đôi men vi sinh chuyên để xử lý dầu mỡ, mảng bám cứng trong nước thải sản xuất thủy sản. Giúp hạn chế sử dụng hóa chất làm tan mỡ và mảng bám cứng trong nước thải.

Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND & Microbe-Lift DGTT trong xử lý dầu mỡ, mảng bám.

Hình 5. Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND & Microbe-Lift DGTT trong xử lý dầu mỡ, mảng bám.

  • Microbe-Lift N1 chứa 2 chùng vi sinh vật là NitrosomonasNitrobacter giúp quá trình xử lý Nitơ trở nên hoàn thiện hơn. Trong quá trình khử Nitrate, mỗi mg Nitrate được khử về N2 sẽ tạo ra 3,57 mg kiềm (CaCO3¬) từ đó cân bằng lại lượng kiềm mất đi trong quá trình Nitrate hóa, giúp giảm lượng Xút (NaOH) để nâng pH trong hệ thống.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên sử dụng để xử lý Nitơ, Amonia.

Hình 6. Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên sử dụng để xử lý Nitơ, Amonia.

Sử dụng hóa chất xử lý nước thải tuy mang lại kết quả nhanh chóng cho quá trình xử lý, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng và máy móc. Do vậy, cần chú ý an toàn và thay dần bằng các nguyên liệu tương tự ít nguy hiểm hơn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về hóa chất xử lý nước thải.

Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về các dòng men vi sinh xử lý nước thải an toàn, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Pha hóa chất xử lý nước thải như thế nào cho an toàn?