Hướng dẫn canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn

Nhiều bà con hiện nay đã và đang sử dụng phương thức canh nhá trong nuôi tôm. Việc canh nhá khi nuôi tôm giúp bà con có thể kiểm soát tốt lượng thức ăn cũng như biết được tình trạng tôm của mình đang khỏe hay yếu, dựa vào lượng thức ăn còn trong nhá. Vậy canh nhá khi nuôi tôm như thế nào cho chuẩn? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn

Vì sao phải cần canh nhá khi nuôi tôm thẻ chân trắng?

Trong nuôi tôm, thức ăn là một phần không thể thiếu để có thể giúp tôm khỏe mạnh và phát triển. Hơn 50% là phụ thuộc vào lượng thức ăn. Khi tôm khỏe, tôm ăn nhiều thì tôm mới mau lớn.

Việc canh nhá khi nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích cho bà con, có thể kể đến như:

  • Nắm được cách canh nhá giúp cho bà con biết được tôm mình đang khỏe hay yếu dựa vào sức ăn của tôm và số lượng thức ăn còn trong nhá.
  • Canh nhá khi nuôi tôm giúp bà con điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm, tránh bị dư thừa hay thiếu thức ăn, giúp quản lý chi phí thức ăn cho tôm tốt hơn.
  • Điều quan trọng là khi canh nhá, chúng ta có thể tính được lượng thức ăn khi nuôi tôm và có thể dự đoán được số kg khi thu hoạch tôm.

Nhá vuông khi kéo lên khỏi mặt nước, còn thức ăn và vài con tôm.

Hình 1. Nhá vuông khi kéo lên khỏi mặt nước, còn thức ăn và vài con tôm.

Canh nhá khi nuôi tôm như thế nào cho chuẩn?

– Đặt nhá ở nơi đáy ao sạch, cách bờ khoảng từ 1-2m

Sử dụng nhá cũng là một cách quản lý thức ăn được bà con áp dụng nhiều ngày nay. Nhá thường có diện tích từ 0,4-0,5m2 (đối với nhá hình tròn) và 0,6m2 (đối với nhá hình vuông). Nhá thường đặt dưới đáy ao nơi sạch sẽ cách bờ khoảng từ 1-2m.

Vị trí thích hợp để đặt nhá là nơi bằng phẳng như trên nền đáy ao có dòng nước nhẹ. Thả nhá nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước tạo thành góc 15 độ so với mặt nước ao. Nhá được hạ xuống và nâng lên một cách nhẹ nhàng và đặc biệt không nâng nhá lên lúc trời nắng gắt.

– Làm ẩm thức ăn trước khi cho vào nhá

Thông thường thức ăn sẽ được làm ẩm trước khi cho vào nhá rồi mới hạ xuống đáy ao, tránh để thức ăn khô sẽ bị nổi lên và trôi ra khỏi nhá. Việc sử dụng nhá không chỉ giúp bà con đo được lượng thức ăn khi nuôi tôm mà còn xác định được tỷ lệ sống của tôm.

– Vệ sinh và kiểm tra nhá thường xuyên

Bà con nên vệ sinh nhá cho sạch sẽ, đừng để cho nhá bị đóng bợn, thường xuyên di chuyển nhá để biết được độ ăn của tôm có đều hay không.

Khoảng 60 – 120 phút sau khi cho ăn cần kéo nhá lên để kiểm tra lượng thức ăn và quan sát đường ruột tôm xem có vấn đề gì không.

Sử dụng nhá giúp kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn.

Hình 2. Canh nhá khi nuôi tôm giúp kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng nhá

Khi sử dụng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm, bà con cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi lấy nhá lên, nếu trong nhá còn thức ăn thì bà con nên giảm lượng thức ăn cho bữa kế tiếp khoảng 10% với điều kiện là thời tiết và các yếu tố khác không thay đổi.
  • Nếu trong nhá không còn thức ăn và có vài con tôm thì nên duy trì lượng thức ăn như thường ngày.
  • Nếu trong nhá không còn lượng thức ăn và có ít hoặc không có con tôm thì nên tăng 5% lượng thức ăn cho lần ăn kế tiếp cũng với điều kiện là thời tiết và các yếu tố khác môi trường khác không thay đổi.
  • Khi bỏ nhá xuống, canh khoảng 2 giờ đồng hồ thăm nhá xong là bỏ nhá trên bờ luôn, không nên để dưới ao lâu. Để dưới ao nuôi lâu sẽ tập cho tôm biết nơi đó có mồi, khi đó sẽ khó đánh giá được tình trạng tôm và điều chỉnh tôm không tốt.
  • Nếu lượng thức ăn trong nhá còn >25% thì bà con nên ngưng 2 lần cho ăn và kiểm tra tôm.

Qua bài viết trên, mong rằng bà con sẽ hiểu thêm phần nào về việc canh nhá khi nuôi tôm, việc canh nhá cũng góp phần giúp bà con kiểm soát lượng thức ăn và chất lượng tôm tốt hơn. Mọi thắc mắc về việc canh nhá hoặc cần tìm hiểu thêm về các giải pháp sinh học giúp xử lý khí độc (NH3, NO2), xử lý nước và xử lý đáy ao nuôi tôm xin liên hệ ngay với Biogency theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ. Làm thế nào để tôm lột vỏ thuận lợi?