Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải hiệu quả

Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được đánh giá là công nghệ tối ưu nhất hiện nay. Công nghệ này được ứng dụng cho hầu hết các loại hình nước thải vì khả năng xử lý chất hữu cơ của các chủng vi sinh vật. Những trường hợp nào cần nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải và nuôi cấy như thế nào để tiết kiệm thời gian và hiệu quả?

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Trường hợp nào cần nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải?

Nuôi cấy vi sinh luôn là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. Vì khả năng phát triển của vi sinh vật luôn là mấu chốt quyết định tới việc xử lý chất ô nhiễm có trong nước thải cũng như nước thải đạt chuẩn xả thải hay không. Có rất nhiều trường hợp cần nuôi cấy vi sinh:

– Nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống xử lý nước thải mới

Sau công đoạn thiết kế và thi công một hệ thống mới, số lượng vi sinh xử lý nước thải trong các bể sinh học hầu như là không có. Vì vậy, nhà vận hành cần nuôi cấy vi sinh bằng cách bổ sung bằng bùn vi sinh, bùn vi sinh dùng phải là loại nước thải có tính chất và đặc điểm giống nhau, sau đó bổ sung thêm men vi sinh xử lý nước thải. Các men vi sinh được sử dụng chủ yếu là vi sinh xử lý BOD, COD, TSSvi sinh xử lý Amoni, Nitơ.

– Nuôi cấy vi sinh tái khởi động lại hệ thống xử lý nước thải

Đối với một số ngành sản xuất đặc thù hệ thống xử lý nước thải chỉ hoạt động theo mùa, ví dụ như: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, cao su… Sau thời gian nhà máy ngưng sản xuất, hệ thống sẽ được tái khởi động trở lại. Lúc này cần nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải để hồi phục khả năng xử lý của hệ thống. Nhà vận hành cũng có thể dùng bùn hoạt tính hoặc hệ thống nào vẫn còn lượng bùn vi sinh ở mùa trước vẫn còn tốt thì chỉ cần bố sung men vi sinh.

Ngoài ra, còn một số trường hợp như dịch bệnh, nhà máy ngưng sản xuất hoặc sản xuất ít khiến hệ thống thiếu hụt nguồn dinh sau đó nhà máy hoạt động lại bình thường thì cũng cần nuôi cấy lại vi sinh để hệ thống có thể hoạt động hiệu quả.

Nuôi cấy vi sinh tái khởi động hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hình 1. Nuôi cấy vi sinh tái khởi động hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

– Nuôi cấy lại hệ vi sinh khi hệ thống xử lý nước thải bị sốc tải, vi sinh mất hoạt tính hoặc chết

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, khó có thể tránh khỏi hệ thống bị sốc tải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc tải của hệ thống, ví dụ như: Tải đầu vào tăng đột ngột, nước thải đầu vào chứa lượng Clorin khá lớn hoặc tính chất nước thải bị thay đổi khiến vi sinh không kịp thích nghi.

Thường những hệ thống bị sốc tải thời gian đầu bể sinh học sẽ nổi bọt trắng sau đó vài ngày bọt nổi sẽ kèm thêm bùn chết kèm theo lượng bùn vi sinh sẽ giảm nhanh. Có khi bùn sẽ bị tình trạng bùn khó lắng, bông bùn mịn không kết bông và lắng nước không trong.

Khi hệ thống gặp tình trạng này nhà vận hành đầu tiên cần khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi sinh bị sốc tải, sau đó cần bổ sung thêm men vi sinh chứa chủng vi sinh có hoạt tính mạnh để nuôi cấy và phục hồi nhanh lại hệ vi sinh tránh tình trạng để lâu sẽ khiến vi sinh chết và không phục hồi được.

Nuôi cấy phục hồi hệ vi sinh nước thải cao su bằng vi sinh Microbe-Lift IND

Hình 2. Nuôi cấy phục hồi hệ vi sinh nước thải cao su bằng vi sinh Microbe-Lift IND.

Nuôi cấy và phục hồi vi sinh sau khi sốc tải

Hình 3. Nuôi cấy và phục hồi vi sinh sau khi sốc tải.

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải hiệu quả

Để nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải hiệu quả, cần thực hiện như sau:

  • Bơm nước sạch khoảng 1/3 bể vào sinh học. Khi mực nước cách mặt đĩa thổi khí 400mm thì bắt đầu sục khí.
  • Có thể bổ sung thêm bùn từ 5 – 10% tính theo thể tích vào bể để khởi động cùng vi sinh Microbe-Lift IND.
  • Sử dụng trực tiếp Vi sinh Microbe-Lift IND mỗi ngày cùng với dinh dưỡng phù hợp xuống bể sinh học.
  • Cho nước sạch vào ½ bể, nước thải khoảng 5 – 10% công suất hoặc tính toán tải lượng khởi động phù hợp từng công trình. Bổ sung dinh dưỡng và vi sinh phù hợp với từng hệ thống.
  • Kiểm soát các điều kiện để vi sinh hoạt động ổn định.
  • Theo dõi lượng bùn phát sinh trong bể bằng cách sử dụng ống đong 1000ml có khắc vạch mỗi 100ml cho nước bể sinh học vào đến vạch 1000ml và quan sát bằng mắt thường sau 30 phút, sau đó đọc thể tích bùn đạt được.
  • Nếu bùn lắng, nước không đục nhiều và có sự cải thiện về bông bùn thì có thể bổ sung tiếp 5 – 10% công suất.
  • Cho nước thải vào đầy bể sinh học rồi mới cho nước qua bể lắng, tuần hoàn bùn 100% bể sinh học không cho thải bỏ. Nước trong sau bể lắng thải bỏ ra ngoài. Khoảng trong thời gian 30 ngày thì lượng nước sẽ điền vào đầy bể.

Nuôi cấy khởi động hệ vi sinh xử lý nước thải bằng Microbe-Lift IND

Hình 4. Nuôi cấy khởi động hệ vi sinh xử lý nước thải bằng Microbe-Lift IND.

—–

Để được tư vấn chi tiết hơn về quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải, hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ kỹ sư của Biogency để được tư vấn và hỗ trợ qua HOTLINE: 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Vì sao bùn nổi trên bể lắng? Cách khắc phục