Đánh giá kết quả Dự án: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên

Dự án được thực hiện tại Farm nuôi của anh Trần Tấn Xuyên, địa chỉ Vĩnh Châu, Sóc Trăng, Việt Nam. Quy mô thực hiện trong 4 ao nuôi với thể tích 1000 mét khối/ao. Thời gian thực hiện trong vòng 75 ngày, từ lúc thả giống đến khi thu hoạch, nhằm cung cấp những số liệu cho việc so sánh ưu thế khi ứng dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift trong nuôi tôm thẻ chân trắng. 

men vi sinh nuôi tôm microbe-lift

Mục tiêu dự án: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên

Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) được xem là đối tượng có giá trị kinh tế cao và là mục tiêu trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản (3475/QĐ-BNN-TCTS). Tiềm năng sản xuất tôm thẻ chân trắng rất lớn và phong phú với nhiều hình thức nuôi khác nhau. Diện tích và sản lượng nuôi trồng liên tục tăng trong những năm gần đây.

Theo bộ nông nghiệp (3475/QĐ-BNN-TCTS), trong năm 2020, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam là 110,000 ha, đến năm 2025, diện tích nuôi dự kiến tăng lên 150,000 ha và sản lượng tiếp tục tăng mạnh. Khi gia tăng diện tích và sản lượng tôm thẻ nuôi thì vấn đề ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là sự tích tụ các khí độc trong các hệ thống nuôi sẽ ảnh hưởng nhiều đến các chức năng sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng của động vật thủy  sản, trong đó có tôm thẻ chân trắng.

Cùng với Amonia, Nitrit (NO2 -) là hợp chất Nitrogen gây độc đối với động vật thủy sản. Ảnh hưởng của Nitrite đã được nghiên cứu trên nhiều loài cá và giáp xác. (Duangsawasdi and Sripoomun, 1981; Das et al., 2004; Yanbo et al., 2006; Đỗ Thị Thanh Hương et al., 2011).

Dự án Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên góp phần cung cấp thêm dữ liệu, so sánh về tính hiệu quả khi sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng để giảm ô nhiễm hữu cơ, Nitrit và Amonia để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả cao, giảm hao hụt, tôm nhanh lớn và tăng tỷ lệ đồng đều, cũng như góp phần giảm chi phí nuôi.

Bố trí dự án: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên

1. Thời gian và địa điểm thực hiện

Nghiên cứu được thực hiện tại Farm nuôi tôm của anh Trần Tấn Xuyên, Xã Vĩnh Hiệp, Huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng từ 16/3/2021 đến tháng 31/05/2021.

Farm gồm 4 ao nuôi trải bạt HDPE, mỗi ao có diện tích 1000 m2, độ sâu 1.2m, thể tích nước 1.000 m3 nước.

Ao lắng lọc cấp nước diện tích 5000 m3.

Bố trí ao nuôi tôm

Hình 1. Bố trí ao nuôi tôm.

2. Đối tượng nghiên cứu

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) con giống của công ty AAA (vì lý do tế nhị nên xin được không công khai tên công ty), kích thước tôm giống lúc thả xuống ao  là PL12, số lượng giống đăng ký thả 375.000 pl/ao, thả trước 2 ao sau 33 ngày sẽ san 1 ao  thành 2 ao .

  • Ao 01: Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift, sau ngày thứ 33 khoảng 50% lượng tôm trong ao 01 sẽ san qua ao  03 – Ao 03 sử dụng Microbe-Lift như ao 01.
  • Ao 03: Sử dụng men vi sinh đối chứng X (vì lý do tế nhị nên xin được không công khai tên sản phẩm), sau ngày 33 khoảng 50% lượng tôm trong ao 03 sẽ san qua ao 04 – Ao 04 sử dụng X như ao 03.

Dự kiến thời gian nuôi đến khi thu hoạch là 105 ngày.

Bắt đầu thả giống ngày 16/3/2021, thu hoạch toàn bộ ngày 31/5/2021, thời gian thực tế nuôi là 75 ngày.

Thả tôm giống xuống ao nuôi.

Hình 2. Thả tôm giống xuống ao nuôi.

3. Các chỉ tiêu theo dõi

Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), NO2, NO3, NH3, Kh, nhiệt độ được đo 2 lần/ngày. Lượng thức ăn mỗi ngày của mỗi ao được theo dõi, sự biến động về hao hụt và  kích thước tôm từng giai đoạn được theo dõi chi tiết.

4. Quy trình nuôi, cho ăn, sử dụng thuốc và hóa chất, men vi sinh

– Quy trình nuôi

Quy trình nuôi giống nhau ở các ao: Thời gian cho ăn, số lần cho ăn trong ngày, nguồn nước cấp vào, loại thức ăn, loại thuốc và hóa chất sử dụng.

– Lượng thức ăn của tôm

Phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ thức ăn của tôm mỗi ao, chủ Farm sẽ điều chỉnh lượng thức ăn tăng theo ngày. Chủ Farm đánh giá khả năng tiêu thụ thức ăn bằng cách đặt một cái nhá dưới ao, canh thời gian tôm ăn và kéo lên xem thử tôm đã ăn hết thức ăn chưa, nếu hết sẽ tăng hoặc giảm lượng thức ăn cử sau.

– Sử dụng thuốc 

Khi tôm có dấu hiệu bệnh hoặc chết, chủ Farm sẽ sử dụng thuốc để điều trị. Cách sử dụng thuốc: Trộn vào thức ăn tôm. Khi một ao xuất hiện bệnh, thường sẽ có khả năng lây nhiễm qua các ao khác do vậy chủ Farm sẽ trộn thuốc vào thức ăn của tất cả các ao  để điều trị và phòng ngừa.

– Sử dụng hóa chất diệt khuẩn, vôi (điều chỉnh pH) và Bicarbonat (điều chỉnh độ kiềm)

Liều lượng sử dụng các chất diệt khuẩn,vôi và Bicarbonat là tương đương cho các ao.

– Men vi sinh

  • Ao 1: Sử dụng vi sinh Microbe-Lift

Liều dùng: 300ml Microbe-Lift AQUA C, 300ml Microbe-Lift AQUA SA, 300ml Microbe-Lift AQUA N1, Sử dụng xem kẽ hàng ngày. Tăng liều lượng sử dụng Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA N1 lên 500 ml từ ngày 32 để tăng hiệu quả xử lý.

  • Ao 2 (ao đối chứng): Sử dụng men vi sinh X kết hợp Biochip:

Liều dùng 10 lít / lần, sử dụng 2 ngày/lần

Kết quả dự án: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên

1. Các yếu tố môi trường trong giai đoạn 1: Từ ngày 16/3 đến 19/4 nuôi trong 2 ao

– Các yếu tố môi trường 

Các yếu tố môi trường được theo dõi tương đối ổn định giữa buổi sáng và buổi chiều, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa ao sử dụng Microbe-Lift và ao không sử dụng. Nhiệt độ trung bình trong ngày là 29.5°C, pH dao động trong ngày từ 7,5-8.5 và oxy hòa tan trung bình trong ngày là 5 mg/L. Các yếu tố môi trường trên đều nằm trong khoảng thích hợp cho  tôm và không ảnh hưởng đến kết quả dự án.

Các yếu tố NO2, NH3 trong giai đoạn này ở ngưỡng thấp và tương đương nhau nên không có giá trị thống kê.

– Ảnh hưởng đến việc quản lý tảo, nhớt váng bề mặt

Ở ao sử dụng Microbe-Lift nước sạch ít nhớt, ít váng bọt hơn so với ao đối chứng, xác tảo rất ít, màu nước ổn định không biến động.

Ao sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift chất lượng nước tốt hơn, ít xác tảo và màu nước ổn định hơn.

Hình 3. Ao sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift chất lượng nước tốt hơn, ít xác tảo và màu nước ổn định hơn.

– Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nấm đồng tiền trong ao

Ao sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift có khả năng hạn chế sự phát triển của nấm đồng tiền so với ao đối chứng. Ở ngày thứ 22 khi kiểm tra các vỉ oxy đáy và ở đáy ao thì nấm đồng tiền phát triển rất ít giảm so với ao đối chứng 80%.

Nấm đồng tiền giảm rõ rệt khi sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift

Hình 4. Nấm đồng tiền giảm rõ rệt khi sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift.

– Ảnh hưởng đến tốc độ lột xác và khả năng phát triển đồng đều khi sử dụng chung với vi sinh đường ruột DFM liều dùng 1g/1 kg thức ăn. 

Ao sử dụng Microbe-Lift tôm lột đồng đều hơn so với ao đối chứng và tốc độ phát triển nhanh và đồng đều hơn.

Vỏ lột rất nhiều ở ao sử dụng Microbe-Lift.

Hình 5. Vỏ lột rất nhiều ở ao sử dụng Microbe-Lift.

Vỏ lột rất nhiều ở ao sử dụng Microbe-Lift.

Hình 6. Bên phải: Sử dụng Microbe-Lift Tôm to và đều hơn, đường ruột rất đẹp. Bên trái: Ao đối chứng Tôm không đều, đường ruột kém hơn.

Kết quả cân nặng tôm khi kết thức giai đoạn 1. Ngày 19/4  khi tôm 33 ngày tuổi, san chia đều 1 ao gốc thành 2 ao và tiếp tục nuôi cho đến khi thu hoạch.

Ao sử dụng Microbe-Lift Ao đối chứng
Kích thước tôm 280 n/kg 300 n/kg

2. Các yếu tố môi trường trong giai đoạn 2: Từ ngày 20/4/2021 đến 31/5/2021

Liều dùng AQUA C : 500ml , AQUA SA 300ml, AQUA N1 500ml sử dụng xen kẽ cho 1 ao 1000m3

– Các yếu tố môi trường 

Các yếu tố môi trường: pH, kH được theo dõi ở giai đoạn 2 tương đối ổn định giữa buổi sáng và buổi chiều, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa ao sử dụng Microbe-Lift và ao không sử dụng. Riêng 2 ao sử dụng Microbe-Lift yếu tố NO2, NH3 thấp hơn ở 2 ao đối chứng từ ngày số 65 bắt đầu xuất hiện NO2.

Thống kê hàm lượng NO2, NH3 tại ao sử dụng vi sinh Microbe-Lift và ao đối chứng

Hình 7. Thống kê hàm lượng NO2, NH3 tại ao sử dụng vi sinh Microbe-Lift và ao đối chứng.

– Lượng tôm hao hụt 

Lượng hao hụt thống kê từ đầu cho đến lúc thu hoạch. Lượng hao hụt của ao sử dụng vi sinh Microbe-Lift thấp hơn nhiều so với ao không sử dụng. Ngày số 58 ao số 1 sử dụng vi sinh Microbe-Lift với ao số 03 đối chứng, bị mất oxy 3 tiếng, mỗi ao đều chạy 3 dàn quạt nước. Ao 1 hao hụt 2 kg. Ao 3 đối chứng hao hụt 250kg.

Điều này cho thấy lượng oxy hòa tan ở ao Microbe-Lift lớn hơn và sức khỏe của tôm tốt hơn.

Ao 1 Microbe-Lift Ao 2 Microbe-Lift (San) Ao 3 Đối Chứng Ao 4 Đối chứng (san)
Hao hụt
( kg)
82 kg 93 kg 369 kg 170 kg

– Váng bọt, tảo tàn và màu nước

Trong giai đoạn 2, sau khi tăng liều Microbe-Lift AQUA C lên 500ml, AQUA N1 lên 500ml, giữ nguyên liều AQUA SA 300 ml, sử dụng xen kẽ để đáp ứng với mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do lượng thức ăn bổ sung xuống ngày càng nhiều. Môi trường cũng không có nhiều biến động so với giai đoạn 1, váng tảo tàn vẫn rất ít với ao đối chứng. Nước màu tảo khuê phù hợp với tôm thẻ chân trắng.

Ao nuôi tôm sử dụng men vi sinh Microbe-Lift tảo ít hơn nhiều, màu nước đẹp, phù hợp cho tôm thẻ chân trắng

Hình 8. Ao nuôi tôm sử dụng men vi sinh Microbe-Lift tảo ít hơn nhiều, màu nước đẹp, phù hợp cho tôm thẻ chân trắng.

– Tốc độ tăng trưởng của ao sử dụng Microbe-Lift và ao đối chứng theo tuần, tính theo con/kg và kết quả thu hoạch

Size tôm theo tuần từ đầu vụ nuôi cho đến khi thu hoạch.

Hình 9. Size tôm theo tuần từ đầu vụ nuôi cho đến khi thu hoạch.

Kết luận về dự án: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên

Liều lượng và quy trình sử dụng tối ưu với mật độ thả theo ước tính 375 con/m2:

  • Giai đoạn 01: Từ lúc thả nuôi đến 33 ngày tuổi, liều dùng AQUA C 300 ml/ lần, AQUA SA 300ml/lần, AQUA N1 300ml/ lần, DFM 1gr/1kg thức ăn. Sử dụng xen kẽ và nhân sinh khối 24h trước khi sử dụng cho ao 1000 m3 nước nhằm bảo đảm mật độ vi sinh để phù hợp với quy trình nuôi thay nước. Kết quả cho màu nước đẹp có khả năng ức chế nấm, và tốc độ sinh trưởng tôm tốt.
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 34 đến ngày 75, với mật độ ước tính 187 con/ m2 với lượng thức ăn tăng lên và ô nhiễm ngày càng nhiều, điều chỉnh tăng liều sử dụng AQUA C: 500 ml/ lần, AQUA N1 500ml/ lần AQUA SA giữ nguyên 300ml/ lần. Kết quả cho màu nước đẹp, hạn chế váng bọt tảo tàn, màu nước không biến động nhiều về tảo, khả năng khống chế NH3, NO2 giảm hơn 50% so với ao đôi chứng. Lượng tôm hao hụt ít hơn ao đối chứng chỉ chiếm tỉ lệ 25%.

—–

Dự án: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên đã cho thấy kết quả tích cực so với việc dùng các sản phẩm khác trong cùng một điều kiện ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift AQUA C (xử lý nước), AQUA SA (xử lý đáy), DFM (men đường ruột) và đặc biệt là AQUA N1 (xử lý khí độc NO2, NH3) đã giúp tôm tăng sức đề kháng, khả năng tăng trưởng tốt và giảm thời gian nuôi, đồng thời tăng chất lượng thịt. Men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift hiện đang được phân phối độc quyền bởi Biogency. Liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Xử lý khí độc ao tôm 34 ngày (NO2=30mg/l) nuôi về size 30 con bằng vi sinh Microbe-Lift