Vì sao giai đoạn khởi động Hệ thống xử lý nước thải trước khi nghiệm thu lại quan trọng?

Trước khi bước vào giai đoạn nghiệm thu, đơn vị xây dựng cần tiến hành khởi động hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo khả năng xử lý chất ô nhiễm của hệ thống. Việc nghiệm thu có đạt hay không, hệ thống có bàn giao được hay không phụ thuộc vào kết quả của giai đoạn khởi động này.

Vì sao giai đoạn khởi động Hệ thống xử lý nước thải trước khi nghiệm thu lại quan trọng?

Vai trò của giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải đối với việc nghiệm thu công trình

Việc nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải là một công đoạn quan trọng sau khi xây dựng, vận hành để bàn giao hệ thống cho chủ đầu tư, đảm bảo yếu tố pháp lý và đáp ứng chất lượng nước xả thải ra nguồn tiếp nhận. Trong đó, giai đoạn nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống xử lý nước thải trước khi nghiệm thu là quan trọng nhất, quyết định thời gian tổ chức nghiệm thu.

Khi thời gian tổ chức nghiệm thu được đẩy lên sớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa dự án có thể được rút ngắn thời gian bàn giao, giúp giảm được chi phí vận hành của đơn vị, từ đó nâng cao được uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của đơn vị trên thị trường. Chính vì thế, vai trò của giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải đối với việc nghiệm thu dự án là rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải rất dễ xảy ra những vấn đề phát sinh làm quá trình khởi động bị kéo dài, và thậm chí là kết quả khởi động không đạt, làm chậm trễ tiến độ bàn giao. Những vấn đề nào cần lưu ý trong quá trình nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống xử lý nước thải trước khi nghiệm thu? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

4 vấn đề cần chú ý trong giai đoạn khởi động Hệ thống xử lý nước thải trước khi nghiệm thu

Việc nuôi cấy vi sinh để khởi động hệ thống xử lý nước thải trước nghiệm thu không đạt yêu cầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Để tránh ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao, kỹ sư vận hành cần xác định đúng nguyên nhân khiến việc khởi động không đạt và khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp trong quá trình khởi động hệ thống xử lý nước thải trước khi nghiệm thu mà kỹ sư vận hành cần lưu ý:

1. Vấn đề bọt trắng ở bể hiếu khí:

Nguyên nhân: Bọt trắng nổi thường liên quan đến vấn đề thiếu sinh khối trong bể. Thường xảy ra trong quá trình khởi động, được gọi là bùn non trẻ.

Giải pháp: Bổ sung thêm bùn hoạt tính khỏe (lấy từ những nhà máy có tính chất nước thải tương tự), bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND, cơ chất (Mật rỉ đường, Methanol, cám gạo, …) vào bể hiếu khí để tăng sinh khối.

Bọt trắng xuất hiện ở bể hiếu khí trong giai đoạn khởi động, nuôi cấy vi sinh ban đầu.

Hình 1. Bọt trắng xuất hiện ở bể hiếu khí trong giai đoạn khởi động, nuôi cấy vi sinh ban đầu.

2. Vi sinh phát triển chậm, MLSS ít:

Nguyên nhân: Thiếu dinh dưỡng (C:N:P) hoặc mật độ vi sinh quá ít.

Giải pháp: Cân bằng dinh dưỡng theo tỷ lệ C/N/P = 100/5/1. Bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift IND, chứa 13 chủng vi sinh vật giúp tăng cường quá trình hình thành bông bùn, tăng nhanh MLSS và MLVSS.

Bùn vi sinh li ti, nước đục, MLSS tăng chậm ở giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải.

Hình 2. Bùn vi sinh li ti, nước đục, MLSS tăng chậm ở giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải.

3. Hiệu suất xử lý Nitơ Amonia thấp:

Nguyên nhân:

  • pH thấp.
  • Thiếu độ kiềm Carbonate (kH).
  • Thiếu chủng vi sinh vật chuyển hóa Nitơ Amonia.

Giải pháp:

  • Bổ sung thêm Soda Ash Light (Na2CO3 99%) để nâng pH và cung cấp độ kiềm Carbonate cho vi khuẩn chuyển hóa Nitơ Amonia.
  • Bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift N1, chứa 02 chủng vi sinh vật chuyên cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas sp.Nitrobacter sp. với hiệu suất chuyển hóa lên đến 99%.
  • Nếu quá trình chuyển hóa Nitơ Nitrate chưa hiệu quả thì tăng tỷ lệ nội tuần hoàn (MLE), đảm bảo cung cấp đủ cơ chất cho vi sinh vật dị dưỡng khử Nitrate. Bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift IND để cung cấp các chủng vi sinh vật chuyên cho quá trình khử Nitrate.

Bộ đôi men vi sinh xử lý Nitơ Amonia Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.

Hình 3. Bộ đôi men vi sinh xử lý Nitơ Amonia Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.

4. Vấn đề giun đỏ:

Nguyên nhân: Do khu vực hệ thống xử lý nước thải có nhiều muỗi đẻ trứng xuống khu vực bể lắng hoặc bể Anoxic, trứng phát triển thành ấu trùng (giun đỏ). Việc giun đỏ phát triển quá mức trong hệ thống xử lý nước thải dẫn đến lượng bùn non sinh ra trở thành thức ăn của giun đỏ, lâu ngày sẽ giảm bùn cả hệ thống.

Một số dấu hiệu nhận biết hệ thống bị giun đỏ như:

  • Bùn kết thành kén, nổi ở bể lắng hoặc bể Anoxic.
  • Bùn hiếu khí bị mất dần không rõ nguyên nhân.
  • Quan sát trên thành bể lắng hoặc khi đo SV30 có nhiều giun đỏ xuất hiện.
  • Có nhiều muỗi trưởng thành bay xung quanh bể Anoxic và bể lắng.

Giải pháp: Xua muỗi bằng nhang muỗi, sau đó bổ sung men vi sinh Microbe-Lift BMC, chứa chủng vi sinh vật Bacillus thuringiensis israelensis giúp giảm nhanh giun đỏ trong vòng 24 giờ. Nếu bùn bị mất nhiều có thể bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng hàm lượng bùn.

Sản phẩm men vi sinh xử lý giun đỏ Microbe-Lift BMC.

Hình 4. Sản phẩm men vi sinh xử lý giun đỏ Microbe-Lift BMC.

Việc rút ngắn thời gian bàn giao nghiệm thu có thể giúp tiết kiệm chi phí vận hành nhờ áp dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift, đồng thời giúp nâng cao uy tín, ổn định hệ thống xử lý nước thải trong thời gian dài. Nếu dự án của bạn đang gặp vấn đề về khởi động hệ thống xử lý nước thải trước khi nghiệm thu, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Liều lượng sử dụng vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố nào?