Kiểm soát tác động của nước mưa đến tôm như thế nào?

Tôm là sinh vật rất nhạy cảm với môi trường sống, một sự thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng và sự tăng trưởng của tôm. Một trong những trường hợp tác động đến tôm được nói đến là khi trời mưa lớn. Vậy làm thế nào để kiểm soát tác động của nước mưa đến tôm?

tác động của nước mưa đến tôm

Các tác động của nước mưa đến tôm và ao tôm

Thành phần trong nước mưa thường bao gồm: axit HNO3, Axit H2SO4, các chất ô nhiễm trong không khí như bụi, một hàm lượng nhỏ kim loại nặng. Do nước mưa có tính axit nên khi vào ao sẽ làm giảm pH, cùng với đó lượng nước mưa pha loãng với nước ao làm giảm độ kiềm, độ cứng, độ mặn.

Mưa lớn tạo ra sự phân tầng nước trong ao với tính chất hoàn toàn khác nhau. Đồng thời, làm cho hàm lượng oxy trong ao bị sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hàm lượng và độc tính của H2S tăng trong suốt thời gian trời mưa.

Nước mưa tác động nhiều đến ao tôm, đặc biệt là mưa lớn

Hình 1. Nước mưa tác động nhiều đến ao tôm, đặc biệt là mưa lớn.

Ảnh hưởng của mưa lớn đến ao tôm như thế nào?

– Ảnh hưởng đến hoạt động của tôm

Việc thay đổi môi trường khác biệt và đột ngột sẽ làm cho tôm bị Stress, giảm ăn hoặc bỏ ăn, dễ bị bệnh. Khi trời mưa to gây xáo trộn lớp đáy ao, làm cho nồng độ chất hữu cơ lơ lửng trong nước nhiều, giảm chất lượng nước. Đây là điều kiện lý tưởng bùng phát các vi sinh vật gây bệnh tôm. Ngoài ra, chất lượng nước giảm cũng làm tăng hàm lượng khí độc (NH3, NO2) và H2S trong ao. Khi này độ kiềm và độ mặn giảm nên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và xử lý khí độc trong ao.

– Ảnh hưởng đến quá trình tôm lột vỏ

Việc giảm khoáng khi trời mưa sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm, giảm khoáng sẽ làm tôm mềm vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ. Vì vậy, ao có độ mặn thấp cộng với khoáng thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm.

Tôm trong quá trình lột vỏ

Hình 2. Tôm trong quá trình lột vỏ.

– Mưa lớn là nguyên nhân gây ra tảo tàn, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm

Mưa lớn còn gây ra hiện tượng tảo tàn, cũng là ảnh hưởng đến tôm. Tảo phát triển ở mức độ phù hợp cũng mang lại nhiều lợi ích cho tôm. Tuy nhiên, tảo cũng bị ảnh hưởng mạnh khi trời mưa to, với sự thay đổi chất lượng nước bề mặt ao tôm đột ngột, dễ bị mất nguồn thức ăn và Oxy gây ra hiện tượng sụp tảo/ tảo tàn. Khi xảy ra hiện tượng sụp tảo/tảo tàn sẽ gây ô nhiễm chất lượng nước.

Cơ chế của tảo là quá trình quang hợp sẽ lấy CO2 và giải phóng oxy, nhưng khi xảy ra sụp tảo, tảo mất khả năng giải phóng oxy, bên cạnh đó, hoạt động mạnh mẽ của các vi sinh vật phân giải xác tảo tàn sẽ lấy Oxy trong nước, tôm bị giảm lượng Oxy để hô hấp. Tảo tàn tạo ra nguồn hữu cơ gây ô nhiễm nước, phát sinh nhiều vi sinh vật gây hại và làm cho hàm lượng khí độc NH3, NO2 tăng .

Tảo tàn khi lắng xuống đáy sẽ bám vào thân tôm gây ra hiện tượng đen thân, xác tảo còn có khả năng bám vào mang tôm gây đen mang và hạn chế quá trình hô hấp của tôm.

Tảo tàn trên mặt ao

Hình 3. Tảo tàn trên mặt ao.

Biện pháp kiểm soát tác động của nước mưa đến tôm

  • Tăng cường việc chạy oxy để cung cấp nhiều nhất oxy cho tôm, tránh tình trạng tôm thiếu oxy.
  • Nếu có thể dùng bơm để bơm lớp nước mưa trên tầng trên, tránh nước mưa bị pha loãng và gây sự biến động đột ngột các tầng nước và các chỉ tiêu môi trường ao nuôi
  • Giảm hoặc ngưng cho ăn, tránh việc cung cấp thêm các chất hữu cơ dư thừa làm ô nhiễm chất lượng nước.
  • Nhanh chóng vớt tảo tàn, giảm tối thiểu việc ô nhiễm nước do tảo tàn.
  • Sau đó, tiến hành bổ sung men vi sinh xử lý nước MICROBE-LIFT AQUA C cho ao tôm, giúp cân bằng hệ vi sinh bị xáo trộn trong quá trình mưa to. Đồng thời, vi sinh sẽ giúp phân hủy lượng hữu cơ sinh ra từ đáy và tảo tàn. Ổn định nhanh chóng chất lượng nước.
  • Test nồng độ khí độc NH3, NO2 để theo dõi sự thay đổi của khí độc trong ao, từ đó đưa ra các phương án xử lý phù hợp.
  • Sau thời gian mưa, đường ruột tôm dễ bị bệnh đường ruột do vậy, nên tăng cường hệ vi sinh vật có lợi bằng Microbe-Lift DFM giúp ổn định hệ đường ruột tôm nhanh chóng.

—–

Mưa là yếu tố thiên nhiên không thể kiểm soát, do đó bà con nuôi tôm cần biết cách kiểm soát tác động của nước mưa đến tôm để hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, cũng như kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn. Để được tư vấn chi tiết về giải pháp giúp ổn định hệ đường ruột tôm cũng như các giải pháp sinh học trong nuôi tôm, bà con hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Xử lý khí độc Ammonia (NH3) & Nitrite (NO2) trong bể ương vèo tôm mật độ cao bằng biện pháp sinh học