Kiến thức nuôi tôm giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi bà con cần quan tâm

Trong bài viết lần trước Biogency thông tin đến bà con kiến thức nuôi tôm giai đoạn sinh trưởng 30 ngày tuổi. Lần này chúng tôi mang đến cho bà con những kiến thức, kinh nghiệm khi nuôi tôm giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi. Mời bà con đọc bài viết dưới đây.

Kiến thức nuôi tôm giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi bà con cần quan tâm

3 giai đoạn nuôi tôm bà con cần chú ý

Trong quá trình sinh trưởng của tôm bao gồm 3 giai đoạn lớn đó là:

  • Giai đoạn mới thả nuôi đến lúc 30 ngày tuổi.
  • Giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi.
  • Giai đoạn 60 ngày tuổi đến thu hoạch.

Trong 3 giai đoạn trên, nuôi tôm giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi là lúc cần quản lý tốt các vấn đề xuất hiện trong môi trường nước ao và giúp tôm tăng trưởng về size lớn. Để nuôi tôm về size lớn cần kết hợp nhiều yếu tố. Trong mỗi yếu tố, thực hiện đầy đủ, đúng và triệt để các nội dung. Tôm size lớn giá trị hàng hóa được nâng cao rất nhiều, giá bán cao, lợi nhuận tốt.

Nuôi tôm giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi về size lớn giúp bà con thu lợi nhuận cao.

Hình 1. Nuôi tôm giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi về size lớn giúp bà con thu lợi nhuận cao.

Kiến thức cần quan tâm khi nuôi tôm giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi

– Chủ động điều tiết môi trường nước ao, tránh biến động:

Từ tháng thứ 2 trở đi, khi nuôi tôm lượng thức ăn sử dụng rất lớn. Lượng phân tôm thải ra môi trường, kết hợp xác vỏ tôm lột, thức ăn dư thừa… nguồn hữu cơ dồi dào này sản sinh NO2- rất nhiều trong ao. Tôm ở thời điểm này, dễ thiếu dưỡng khí, nổi đầu, hồng mang, tổn thương mang, NO2- trong ao tiếp tục tăng, oxy trong nước giảm, gây chết tôm. Xem thêm: Xử lý khí độc (NH3, NO2) bằng cám gạo có hiệu quả cho tôm?

Tránh việc thay nước thường xuyên mỗi khi thấy khí độc tại giai đoạn này dễ đưa mầm bệnh xâm nhập. Điều chỉnh các thông số hợp lý và thay lượng nước nhỏ.

– Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn:

Tôm cần lượng thức ăn lớn tại giai đoạn này và sử dụng thức ăn với hàm lượng đạm tăng dần, cần điều tiết lượng ăn hợp lý theo nhu cầu sử dụng của tôm, tránh dư thừa, dễ gây ô nhiễm môi trường.

– Bổ sung men vi sinh định kỳ:

Ngoài sử dụng thức ăn điều chỉnh thì việc cung cấp dinh dưỡng bổ sung trong quá trình nuôi rất quan trọng. Nên bổ sung chế phẩm sinh học, men tiêu hoá hỗ trợ đường ruột Microbe-Lift DFM tăng cường đề kháng bằng cách trộn chung thức ăn cho tôm.

Bổ sung men vi sinh làm sạch nước ao, hạn chế hình thành khí độc, giảm đi bùn đáy, nhớt bạt. Tạo môi trường sống khỏe cho tôm.

Men vi sinh Microbe-Lift với 3 dòng sản phẩm với đầy đủ công dụng cho một ao tôm khỏe mạnh, không còn khí độc. Microbe-Lift là sản phẩm vi dạng lỏng chứa quần thể vi sinh vật có lợi, hoạt động mạnh mẽ, không cần ngâm ủ, an toàn với vật nuôi và con người, thân thiện với môi trường.

Men vi sinh Microbe-Lift được ứng dụng trong ao nuôi tôm.

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift được ứng dụng trong ao nuôi tôm.

– Thu tỉa tôm:

Thu tỉa tôm giúp san thưa bầy tôm, tạo điều kiện cho tôm nuôi còn lại trong ao phát triển, tăng trưởng nhanh. Khi tôm trong ao nuôi được 2 tháng, trọng lượng 50 – 55 con/kg, chọn thời điểm tôm khoẻ, ăn mạnh, vỏ cứng, môi trường nuôi ổn định… tiến hành thu tỉa tôm.

Trước khi tỉa tôm, ngưng cho tôm ăn một cữ gần thời gian tỉa. Sản lượng tôm tỉa căn cứ vào giá tôm thương phẩm ngoài thị trường, mật độ tôm hiện tại trong ao, sức khoẻ tôm, tình trạng môi trường… Sau khi tỉa tôm lần đầu 10 – 15 ngày, có thể tiếp tục tỉa tôm đợt tiếp theo.

Tuỳ theo mật độ tôm trong ao, có thể tỉa nhiều đợt. Trong quá trình tỉa tôm, hạn chế kéo lưới nhiều lần. Sau khi tỉa tôm, bà con tiến hành bổ sung vi sinh hỗ trợ đường ruột, vi sinh xử lý nước ao.

Hy vọng bài viết trên cho bà con cái nhìn tổng quan về các lưu ý trong nuôi tôm giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về “tảo lam dạng sợi” và “tảo lam dạng hạt”. Chúng gây độc cho ao nuôi tôm như thế nào?