Kinh nghiệm xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn

Ở bài viết trước, Biogency đã chia sẻ đến bạn các dấu hiệu để nhận biết hệ thống xử lý nước thải có nguy cơ bị vượt chỉ tiêu Nitơ Amonia. Bài viết này Biogency sẽ tiếp tục thông tin đến bạn kinh nghiệm để xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn mà các kỹ sư môi trường của Biogency đã và đang áp dụng thành công cho nhiều khách hàng.

Kinh nghiệm xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn

Điểm lại các dấu hiệu cho thấy hệ thống xử lý nước thải của bạn đang có nguy cơ bị vượt chỉ tiêu Nitơ Amonia

Ngoài việc dùng các thiết bị để kiểm tra chỉ số Nitơ Amonia của hệ thống, bằng mắt thường bạn có có thể quan sát được hệ thống xử lý nước thải đang có dấu hiệu bị vượt Nitơ Amonia, đó là:

Kinh nghiệm xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn
Các dấu hiệu cho biết hệ thống xử lý nước thải đang bị vượt chỉ tiêu Nitơ Amonia.

Kinh nghiệm xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn

Xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn sẽ không khó nếu bạn chú ý và kiểm soát tốt 4 yếu tố sau:

1. Tối ưu hiệu suất xử lý các bể phía trước bể Anoxic và Aerotank

Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần chú ý trong hệ thống xử lý nước thải nếu muốn xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn đầu ra. Vì chỉ tiêu Nitơ Amonia sẽ được xử lý ở bể Anoxic và Aerotank, do đó việc tối ưu hiệu suất xử lý ở các bước phía trước sẽ giúp 2 bể này không bị quá tải, sốc tải cũng như bị các yếu tố bất lợi khác ảnh hưởng như dầu mỡ, chất rắn lơ lửng…

Kinh nghiệm xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn
Các bước cần tối ưu hóa hiệu suất xử lý trước khi đưa nước thải vào cụm bể Anoxic và Aerotank để xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia là: Bể tách mỡ, bể điều hòa, bể hóa lý/DAF, bể lắng hóa lý, bể kỵ khí. (ví dụ cho nước thải chế biến thủy sản)

Để làm được điều này, bạn cần:

  • Tại bể tách mỡ và bể hóa lý/DAF: Cần xử lý tốt dầu mỡ và TSS, đảm bảo trước khi vào hệ thống xử lý sinh học lượng dầu mỡ và TSS < 200mg/l. Đồng thời, tại bể hóa lý/DAF cần đảm bảo lượng COD, BOD không được vượt tải trọng xử lý theo thiết kế ban đầu của các bể sinh học.
  • Tại bể điều hòa: Tối ưu hiệu suất loại bỏ Chlorine, đảm bảo Chlorine < 0,02mg/l.
  • Tại bể kỵ khí: Tối ưu hiệu suất xử lý COD > 50% và đảm bảo bùn không bị trào sang bể Anoxic và bể Aerotank.

2. Hiểu rõ về quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước thải

Khi không hiểu rõ các thành phần chứa Nitơ trong nước thải cũng như quá trình chuyển hóa của Nitơ, bạn sẽ không thể kiểm soát tốt quá trình xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia của hệ thống.

Cần hiểu rằng Tổng Nitơ trong nước thải bao gồm 4 thành phần chính là:

  • Nitơ-Amonia: N-NH3/N-NH4+.
  • Nitơ-Nitrit: N-NO2-.
  • Nitơ-Nitrat: N-NO3-.
  • Nitơ-hữu cơ.

Và quá trình chuyển hóa của Nitơ trong nước thải được diễn ra theo sơ đồ sau:

Kinh nghiệm xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn
Quá trình chuyển hóa của Nitơ trong nước thải.

Hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các điều kiện vận hành (ở yếu tố 3) cũng như bổ sung đúng chủng vi sinh vào đúng bể để tăng hiệu suất xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia (ở yếu tố 4).

3. Kiểm soát điều kiện vận hành để quá trình chuyển hóa Nitơ Amonia diễn ra thuận lợi

Để quá trình chuyển hóa Nitơ Amonia diễn ra thuận lợi cần kiểm soát điều kiện vận hành ở 2 bể là bể Aerotank (cho quá trình Nitrat hóa) và bể Anoxic (cho quá trình khử Nitrat).

– Đối với bể Aerotank – Quá trình Nitrat hóa:

Để xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn, tại bể Aerotank cần kiểm soát 3 yếu tố là: Độ kiềm Cacbonat, độ pH và nồng độ oxy hòa tan (DO).

(1) Độ kiềm Cacbonat (2) Độ pH (3) Nồng độ oxy hòa tan (DO)
– Ý nghĩa: Cung cấp năng lượng cho các chủng vi sinh vật tự dưỡng để quá trình chuyển hóa Amonia diễn ra thuận lợi. – Ý nghĩa: Để đảm bảo quá trình Nitrat hóa không bị ức chế nếu pH < 6,0. – Ý nghĩa: Để vi sinh vật hiếu khí trong bể Aerotank có thể hoạt động tốt (vi sinh hiếu khí sẽ không thể thực hiện Nitrat hóa khi DO < 0,5mg/l).
– Yêu cầu: Duy trì tối thiểu là 150 mgCaCO3/l, trong trường hợp độ kiềm thấp có thể dùng Na2CO3 hoặc NaHCO3, CaCO3 để tăng kiềm. – Yêu cầu: Duy trì pH ở bể Aerotank trong khoảng từ 7,0-8,5 (tối ưu từ 7,5-8,0), trong trường hợp pH giảm có thể dùng Na2CO3 hoặc CaCO3 để tăng độ pH. – Yêu cầu: Duy trì DO trong bể Aerotank ≥ 3mg/l.

– Đối với bể Anoxic – Quá trình khử Nitrat:

Để xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn, tại bể Anoxic cần kiểm soát 4 yếu tố là: Tỷ lệ C/N, nồng độ oxy hòa tan (DO), tỷ lệ nội tuần hoàn và pH.

(1) Tỷ lệ C/N (2) Nồng độ oxy hòa tan (DO) (3) Tỷ lệ nội tuần hoàn (4) Độ pH
– Ý nghĩa: Cân bằng dinh dưỡng cho quá trình khử Nitrat. – Ý nghĩa: Để vi sinh vật trong bể Anoxic có thể hoạt động tốt (vi sinh thiếu khí sẽ không thể thực hiện khử Nitrat khi DO > 0,5mg/l). – Ý nghĩa: Để xử lý Nitrat hiệu quả. – Ý nghĩa: Để đảm bảo quá trình khử Nitrat không bị ức chế.
– Yêu cầu: Duy trì tỷ lệ C/N ở mức 7:1 hoặc cao hơn, có thể dùng Methanol hoặc MRĐ để kiểm soát tỷ lệ này. – Yêu cầu: Duy trì DO trong bể Anoxic < 0,5mg/l. – Yêu cầu: Cần có đường nội tuần hoàn từ cuối bể hiếu khí về đầu bể Anoxic. Tỷ lệ nội tuần hoàn cần đạt từ 1,5Q – 4Q từ hệ thống. – Yêu cầu: Duy trì pH ở bể Aerotank trong khoảng từ 7,0-8,5.

>>> Xem thêm: Vì sao nên đặt bể Anoxic trước bể hiếu khí Aerotank?

4. Bổ sung chủng vi sinh hoạt tính mạnh để thúc đẩy quá trình chuyển hóa Nitơ Amonia

Để tăng hiệu suất xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia trong hệ thống xử lý nước thải, việc bổ sung thêm vào hệ thống các chủng vi sinh chuyên biệt cho quá trình xử lý là yếu tố cần thiết.

  • Đối với bể Aerotank/hiếu khí: Các chủng vi sinh cần bổ sung là Nitrosomonas Nitrobacter để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa (có trong sản phẩm Microbe-Lift N1) và các chủng vi sinh hoạt tính mạnh để nuôi cấy vi sinh và tăng MLSS cho bể hiếu khí (có trong sản phẩm Microbe-Lift IND).
  • Đối với bể Anoxic/thiếu khí: Các chủng vi sinh cần bổ sung là Bacillus Licheniformis, Pseudomonas Citronellolis và Wolinella Succinogenes để khử Nitrat cho hệ thống (có trong sản phẩm Microbe-Lift IND).
  • Đối với bể UASB/kỵ khí: Các chủng vi sinh cần bổ sung là Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina bakeri, Pseudomonas citronellolis để tăng tốc độ phân hủy các hợp chất hữu cơ (có trong sản phẩm Microbe-Lift BIOGAS) và các chủng Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… để tăng cường quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Kinh nghiệm xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đạt chuẩn
Giải pháp tăng hiệu suất xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia đến từ Biogency.

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về các phương án giúp xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia hiệu quả và tối ưu chi phí cho hệ thống xử lý nước thải của bạn, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Phương án khởi động hệ thống xử lý nước thải trước khi bàn giao để xử lý hiệu quả Nitơ, Amonia