Kỹ thuật ủ phân hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay!

Ủ phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích về chất lượng và chi phí cho người nông dân. Đây là một phương pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Muốn phân hữu cơ đạt chất lượng tốt, người thực hiện cần biết kỹ thuật ủ phân hữu cơ để chất lượng phân sau khi ủ đạt hiệu quả cao nhất. Chia sẻ dưới đây của Biogency chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn.

Kỹ thuật ủ phân hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay!

Phân hữu cơ là gì? Lợi ích của phân hữu cơ

– Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là các loại phân bón được hình thành từ chất thải động vật, gia súc gia cầm, tàn dư từ lá cây, thụ phẩm sau quá trình sản xuất nông nghiệp, than bùn hay các chất hữu cơ được thải ra từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất,…

Phân hữu cơ có nguồn gốc từ nhiều chất, chế phẩm, nguyên liệu khác nhau.

Hình 1. Phân hữu cơ có nguồn gốc từ nhiều chất, chế phẩm, nguyên liệu khác nhau.

Trong phân hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, tồn tại dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón phân hữu cơ vào đất sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu, cung cấp các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ tốt cho đất và cây trồng.

– Lợi ích của phân hữu cơ

  • Cải tạo đất, bổ sung vi sinh, dưỡng chất có ích cho đất.
  • Phân hủy các chất độc có trong đất.
  • Hạn chế tình trạng xói mòn, đất mất dinh dưỡng.
  • Tăng cường thoát nước, tránh ngập úng, ổn định nhiệt độ cho đất.
  • Tạo điều kiện tốt cho vi sinh có ích trong đất phát triển và hoạt động tốt.
  • Hạn chế sâu bệnh, giúp cây trồng khỏe mạnh.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.
  • Dễ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường, cân bằng hệ sinh thái, an toàn cho sức khỏe.

Tại sao nên ủ phân hữu cơ?

So với phân bón hóa học, phân hữu cơ chứa nhiều vi sinh có lợi cho cây trồng đất đai hơn. Đồng thời, sử dụng phân hữu cơ cũng giúp giảm những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người, gia đình và môi trường sống.

So với phân hóa học, phân hữu cơ có lợi cho cây trồng và đất đai hơn.

Hình 2. So với phân hóa học, phân hữu cơ có lợi cho cây trồng và đất đai hơn.

Nên ủ phân hữu cơ, vì:

  • Tận dụng được chế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, giảm chi phí đầu tư.
  • Hạn chế các mầm bệnh có thể sinh sôi, phát triển.
  • Phân hủy các hợp chất hữu cơ, cung cấp khoáng chất, vi lượng cho cây trồng dễ dàng.
  • Bảo vệ, tăng chất lượng cho đất đai.
  • An toàn cho sức khỏe cây trồng, vật nuôi, con người và môi trường.
  • Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.
  • Rút ngắn thời gian phân hủy, thuận lợi hơn trong vận chuyển.

Phân hữu cơ có nhiều lợi ích như vậy, thế nhưng kỹ thuật ủ phân hữu cơ như thế nào? Ủ phân hữu cơ có khó không? Chất lượng có đảm bảo không?

Kỹ thuật ủ phân hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay!

Để phân hữu cơ đạt được hiệu quả và chất lượng tốt nhất, người ủ cần phải thực hiện đúng cách, đúng kỹ thuật ủ phân hữu cơ. Dưới đây là kỹ thuật ủ phân hữu cơ được nhiều chuyên gia đánh giá là hiệu quả và được nhiều đơn vị áp dụng hiện nay.

Điều quan trọng đầu tiên trong kỹ thuật ủ phân hữu cơ là vị trí ủ cần được lựa chọn đúng. Nên lựa chọn ở những nơi thuận tiện để đảo trộn, vận chuyển, có thể là trên nền đất trống hoặc xi măng, khô ráo, với diện tích khoảng 3m2 cho 1 tấn phân ủ. Tiếp đó, rạch rãnh xung quanh để nước chảy vào hố gom nhỏ, tránh để nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới ẩm.

Thực hiện đúng kỹ thuật ủ phân hữu cơ để chất lượng phân đạt hiệu quả nhất.

Hình 3. Thực hiện đúng kỹ thuật ủ phân hữu cơ để chất lượng phân đạt hiệu quả nhất.

– Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước đầu tiên trong kỹ thuật ủ phân hữu cơ là nên chọn những phụ phẩm còn tươi, vì sẽ nhanh phân hủy hơn khi để khô. Trong trường hợp phế phụ phẩm ở dạng khô, khó phân hủy thì nên trộn với bột nguyên liệu hoặc vôi bột với nước sạch rồi tưới đều lên nguyên liệu. Nguyên liệu nên được băm nhỏ ra thành đoạn từ 10 -15 cm nếu quá dài. Đánh thành đống và ủ từ 1 – 2 ngày để nguyên liệu mềm ra trước khi phối trộn.

– Bước 2: Phối trộn nguyên liệu

Trải phụ phẩm trồng trọt được thành lớp có độ dày 15 – 20 cm. Sau đó tưới nước, để nguyên liệu đạt độ ẩm đạt khoảng 50 – 55%. Tiếp tục làm từng lớp như trên cho đến hết nguyên liệu.

– Bước 3: Đảo trộn đều nguyên liệu

Đảo trộn đều nguyên liệu và độ ẩm đạt 50 – 55% (có thể kiểm tra nhanh bằng cách dùng tay bóp nhẹ nguyên liệu, thấy có ít nước rỉ qua kẽ tay). Nếu nguyên liệu khô, bổ sung thêm nước.

Nếu pH hỗn hợp < 7 cần bổ sung vôi bột, sao cho độ pH đạt ≥ 7 – 7,5.

– Bước 4: Tiến hành ủ phân

Sau đảo trộn, đưa nguyên liệu đến vị trí ủ. Chiều cao đống ủ từ 1,2 – 1,5 m, rộng 2,0 m và chiều dài phù hợp với vị trí ủ và lượng phân ủ. Che kín bề mặt đống ủ bằng bạt tối màu để đảm bảo nhiệt độ 40 – 50°C và lưu ý không nén chặt đống ủ.

Luống ủ được coi là đạt yêu cầu khi có dấu hiệu hoạt động của vi sinh vật như tạo các lớp màu trắng đồng nhất dạng sợi ngắn trên bề mặt và dưới bề mặt 20 – 30 cm, nhiệt độ khối ủ cao hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 20°C trước khi đảo trộn lần 1.

– Bước 5: Đảo trộn

Đảo trộn đống ủ sau 7 – 8 ngày và 15 – 17 ngày (tưới thêm nước nếu đống ủ bị khô).

Tùy thuộc vào nguyên liệu mà thời gian ủ sẽ khác nhau. Nguyên liệu đạt độ hoai mục khi nhiệt độ của khối nguyên liệu sau khi ủ cao hơn nhiệt độ môi trường tối đa 5°C.

– Kết thúc quá trình ủ

Đảo trộn, đánh đống sản phẩm được rỡ ra. Để nguyên trong 1 – 2 tuần để ổn định chất lượng. Bảo quản phân ủ trong điều kiện nhiệt độ bình thường, khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Sử dụng kết hợp men vi sinh Microbe-Lift BPCC để nâng cao chất lượng phân ủ

Microbe-Lift BPCC là dòng men vi sinh chứa các chủng vi sinh vật đặc biệt. Những vi sinh vật này đóng vai trò xúc tác nguyên liệu, thúc đẩy quá trình ủ phân diễn ra nhanh hơn, đảm bảo chất lượng phân hữu cơ.

Men vi sinh Microbe-Lift BPCC chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc biệt, có tác dụng tăng tốc quá trình ủ phân, cùng nhiều khả năng vượt trội khác.

Hình 4. Kỹ thuật ủ phân hữu cơ với Men vi sinh Microbe-Lift BPCC chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc biệt, có tác dụng tăng tốc quá trình ủ phân, cùng nhiều khả năng vượt trội khác.

Microbe-Lift BPCC có khả năng đẩy nhanh quá trình ủ phân do:

  • Vi sinh nuôi cấy dạng lỏng, dễ pha trộn và hoạt tính mạnh (lên đến gấp 10 lần) so với cách ủ phân truyền thống.
  • Men vi sinh chứa nhiều vi sinh vật hữu hiệu, hỗ trợ phân hủy hiệu quả các loại hợp chất hữu cơ khó.
  • An toàn cho con người, môi trường và hệ sinh thái.

Cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BPCC để ủ phân hữu cơ hiệu quả:

  • Sử dụng 1 lít vi sinh Microbe-Lift BPCC cho 10 – 15 tấn nguyên liệu.
  • Pha loãng vi sinh với nước (không chứa chất khử trùng) theo tỉ lệ 1:50 hoặc 1:100, tùy theo độ ẩm nguyên liệu.
  • Sử dụng dung dịch vi sinh đã pha trộn trong vòng 48 giờ.
  • Phun hoặc trộn đều dung dịch đã pha vào nguyên liệu ủ.

Biogency là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift 100% từ Mỹ. Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, chúng tôi tự tin để đồng hành cùng khách hàng trong các phương án xử lý, kỹ thuật ủ phân hữu cơ hiệu quả nhất. Liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Quy trình ủ phân hữu cơ bằng vi sinh từ rác thải sinh hoạt