Nuôi tôm nước ngọt: Hướng đi làm giàu của nhiều bà con nông dân

Nuôi tôm thẻ chân trắng thường phát triển nhiều ở các xã, huyện ven biển vì loài này vốn ưa nước lợ hoặc nước mặn. Tuy nhiên, với mong muốn thoát nghèo, nhiều bà con sống ở các vùng nước ngọt đã nghiên cứu và thuần hóa loài vật này để nuôi trong mô hình nước ngọt, phù hợp với tính chất môi trường ở địa phương. Nuôi tôm nước ngọt tuy là hướng đi mới nhưng đã mang lại thành công cho bà con ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

Nuôi tôm nước ngọt: Hướng đi làm giàu của nhiều bà con nông dân

Bà Lê Thị Nga, người đi tiên phong nuôi tôm nước ngọt ở Thái Bình

Ở xã Đông Quan, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, bà Lê Thị Nga – một cựu chiến binh của tỉnh đã mạnh dạn đưa giống tôm thẻ chân trắng nước lợ về thuần hóa và nuôi ở các ao nuôi cá nước ngọt của mình và nhận được phản hồi tích cực.

Với tổng diện tích trang trại gần 40.000m2, bà Nga là một trong những người tiên phong khai hoang đất để nuôi vịt đẻ và cá trắm đen. Tuy nhiên, chỉ có những năm đầu là mang lại hiệu quả cao, những năm sau do đầu ra bấp bênh nên hiệu quả cũng không còn cao như trước, đó là lý do bà Nga lại tính toán và chuyển đổi mô hình nuôi trên trang trại của mình.

Nuôi tôm nước ngọt: Hướng đi làm giàu của nhiều bà con nông dân
Cựu chiến binh Lê Thị Nga đầu tư 8 tỷ đồng xây dựng trang trại kết hợp nuôi tôm và lợn cho thu bạc tỷ (Ảnh: Báo Thái Bình)

Bà đã chọn tôm thẻ chân trắng để phát triển. Thế nhưng, đa số các giống tôm thẻ chân trắng trên thị trường đều thích hợp để nuôi trong nước lợ hoặc nước mặn, vì thế mà bà Nga đã mất khá nhiều thời gian để thuần hóa chúng trong môi trường nước ngọt ở trang trại nuôi của mình.

Sau 2 năm tìm tòi, học hỏi và trải qua nhiều thất bại, mô hình nuôi tôm nước ngọt của bà Nga cũng đã đem lại những hiệu quả tích cực. Tôm dần thích nghi với môi trường mới, phát triển đồng đều. Năm 2021, vụ nuôi tôm nước ngọt của bà Nga thu được 14 – 15 tấn. Bà đã mở rộng thêm 5 ao tôm với diện tích gần 29.000m2, mỗi vụ tôm bà thu được hàng tỷ đồng.

Là một người đi tiên phong trong mô hình nuôi tôm nước ngọt của tỉnh, bà Nga cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi của mình với bà con nông dân, mục đích là để cùng bà con nhân rộng và làm giàu từ con tôm. (Theo baothaibinh.com.vn)

Ông Ngô Văn Chiến, người thuần hóa tôm thẻ chân trắng đầu tiên ở vùng nước ngọt Hưng Yên

Khởi nghiệp với mô hình nuôi vịt đẻ kết hợp thả cá rô phi đơn tính ở thôn Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, ông Ngô Văn Chiến đã thay đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng do thị trường vịt và cá bão hòa, không mang đến hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Nhưng vì đặc điểm nước ở địa phương là nước ngọt, khó để nuôi tôm và chưa có ai làm, nên quá trình học hỏi của ông cũng gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn làm giàu trên chính quê hương của mình, ông Chiến đã không ngại học hỏi, đi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh… và sau đó chắt lọc, áp dụng.

Là người thuần hóa được con tôm thẻ chân trắng đầu tiên ở tỉnh Hưng Yên, ông Chiến không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm của mình. Theo ông Chiến, vì tôm là loài rất nhạy cảm với môi trường, nên khi muốn chuyển đổi vật nuôi, bà con cần cải tạo lại ao và đảm bảo vệ sinh là điều trước tiên. Tiếp theo là chọn con giống sạch bệnh, nước đưa vào ao nuôi cũng cần xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng nước bằng các chế phẩm vi sinh xử lý nước, xử lý khí độc để duy trì chất lượng nước ổn định đến cuối vụ, đảm bảo oxy hòa tan trong suốt quá trình nuôi…

Nuôi tôm nước ngọt: Hướng đi làm giàu của nhiều bà con nông dân
Ông Chiến rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt (Ảnh: Thủy Sản Việt Nam).

Ông Chiến đã tính toán, với diện tích 0,5 ha, khi nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình nuôi tôm nước ngọt, mỗi năm có thể nuôi được 3 vụ tôm, cho thu lãi gần 1 tỷ đồng. Anh Nguyễn Đức Quân ở Hà Nam cũng đã học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm nước ngọt từ ông Chiến và áp dụng thành công cho ao nuôi của mình. (Theo thuysanvietnam.com.vn)

Ông Trần Văn Đoàn, mạnh dạn sử dụng vốn vay ủy thác để nuôi tôm nước ngọt

Nhiều bà con nông dân ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã có đời sống kinh tế ổn định hơn nhờ áp dụng mô hình “Làm giàu từ nuôi tôm nước ngọt”, trong đó có ông Trần Văn Đoàn.

Nuôi tôm nước ngọt: Hướng đi làm giàu của nhiều bà con nông dân
Nông dân huyện Nghĩa Hưng áp dụng mô hình làm giàu từ nuôi tôm nước ngọt.

Tận dụng chính sách vay vốn của Hiệp hội nông dân huyện Nghĩa Hưng, ông Đoàn đã chuyển đổi vùng đất chiêm trũng thành ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Thời gian đầu ông cũng gặp khá nhiều khó khăn về con giống, quy trình cũng như kỹ thuật nuôi… nhưng ông đã vượt qua và có lợi nhuận. Hiện nay, ông Đoàn đã mở rộng diện tích nuôi tôm của gia đình lên 6.000m2, sử dụng mô hình nuôi thâm canh và thu được sản lượng khoảng 4 tấn mỗi năm.

Theo kinh nghiệm của ông Đoàn, để làm giàu từ nuôi tôm nước ngọt, người nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định kỹ thuật được khuyến cáo như: Chọn mua con giống ở nơi uy tín, tôm giống khỏe, sạch bệnh; ao nuôi cần phải cải tạo, phơi ao sạch sẽ sau mỗi vụ, lấy và xử lý nước theo đúng kỹ thuật. (theo agridoctor.vn).

Đã có nhiều bà con nông dân thành công làm giàu từ nuôi tôm nước ngọt. Tuy nhiên, để nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình này thành công, bà con nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật, quy trình nuôi cũng như sản phẩm chăn nuôi sử dụng sao cho phù hợp để tránh rủi ro. Chúc bà con nuôi tôm thành công.

Mọi thắc mắc về quá trình nuôi tôm cũng như các giải pháp sinh học giúp nuôi tôm hiệu quả, bà con hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>>> Xem thêm: [Farm anh Tạ Đức Nghĩa, Bạc Liêu] Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift xử lý nước cho diện tích ao tôm 5200m2