Làm thế nào để hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững?

Chăn nuôi là một ngành trọng điểm để thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam. Hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững giúp mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo góp phần ổn định đời sống, xã hội, môi trường,… Vậy làm thế nào để hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững?

Làm thế nào để hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững?

Thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong quý I/2024, nhìn chung các địa phương đều triển khai và thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, tình hình ngành chăn nuôi tương đối ổn định. Cụ thể:

  • Sản lượng sữa bò ước tính tăng 5,2%, đạt 331,3 nghìn tấn.
  • Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước tính tăng 1,5%, đạt 132,5 nghìn tấn.
  • Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước tính tăng 4,6%, đạt 1293,9 nghìn tấn.
  • Sản lượng thịt hơi gia cầm ước tính tăng 5,1%, đạt 593,8 nghìn tấn.
  • Sản lượng trứng gia cầm ước tính tăng 4,8%, đạt 5,0 tỷ quả.
  • Sản lượng thịt hơi các loại ước tính tăng 4,5%, đạt 2 triệu tấn.

Cùng với đó, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chăn nuôi trong nước đóng góp đến 25,26% trong GDP của ngành nông nghiệp. Đồng thời, hiện nay Việt Nam là quốc gia chăn nuôi lợn đứng thứ 5 trên thế giới về số lượng và thứ 6 thế giới về sản lượng thịt.

Được xác định là ngành quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi ngày càng được chú trọng nâng cao. Trong đó, các giải pháp về nâng cao chất lượng con giống, cải thiện công nghệ chăn nuôi, hướng đến chăn nuôi phát triển bền vững được quan tâm đặc biệt.

Vì sao cần phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững?

Theo Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững phải được thể hiện trên 3 phương diện: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Chăn nuôi phát triển bền vững vừa giúp đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định, nâng cao đời sống người dân, đồng thời gìn giữ môi trường và hệ sinh thái cho vật nuôi.

Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Mang lại năng suất, lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, mở rộng cơ hội việc làm và tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
  • Tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng tốt, dồi dào và đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, từ đó nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng nói chung và người tiêu dùng nói riêng.
  • Giảm lượng chất thải ra môi trường nhờ tận dụng phụ phẩm nông, công nghiệp để chế biến thức ăn cho vật nuôi. Ví dụ như sử dụng rơm, vỏ mía, bã đậu, thân cây ngô để làm nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Làm thế nào để hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững?
Chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng đối với sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Làm thế nào để hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững?

– Chăn nuôi phát triển bền vững từ chuyển đổi xanh tiến tới Net Zero Carbon

Ngành chăn nuôi là một nguồn phát ra khí thải nhà kính lớn, đặc biệt là từ hoạt động chăn nuôi bò và chăn nuôi heo. Trong khi đó, khí thải nhà kính là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Do đó, việc phát triển ngành chăn nuôi bền vững từ chuyển đổi xanh để tiến tới mục tiêu Net Zero Carbon là vô cùng cần thiết.

Để thực hiện được điều này, ngành chăn nuôi cần phát triển dựa trên kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi, từ đó nhanh chóng khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường, chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải khí nhà kính.

Làm thế nào để hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững?
Trang trại chăn nuôi được xây dựng theo mô hình tuần hoàn giảm phát thải khí nhà kính tại Đắk Nông.

Các giải pháp được ứng dụng để thực hiện chuyển đổi xanh và tiến tới Net Zero Carbon, giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững có thể kể đến như: Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi; Xây dựng chuỗi chăn nuôi an toàn; Xử lý chất thải chăn nuôi dựa trên công nghệ sinh học và sản xuất phân bón hữu cơ,…

>>> Xem thêm: Ủ Compost là gì? Lợi ích của phân Compost từ chất thải chăn nuôi

– Chăn nuôi phát triển bền vững từ an toàn sinh học

An toàn sinh học được xem là yếu tố cốt lõi để chăn nuôi phát triển bền vững. Trước hết, ngành chăn nuôi cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, cũng như các hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học dành cho các trang trại lẫn nông hộ.

Để chăn nuôi phát triển bền vững từ an toàn sinh học, các cơ sở chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật, xây dựng chuồng trại, trang bị thiết bị, vệ sinh khu vực chuồng trại, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng,… để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng các biện pháp sinh học vào xử lý ô nhiễm ngành chăn nuôi cũng là một giải pháp đảm bảo được tính an toàn đối với môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi và vẫn mang lại hiệu quả cao.

Chăn nuôi phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng, góp phần cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, đồng thời đảm bảo được chất lượng đời sống con người và xã hội.

BIOGENCY là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp sinh học trong lĩnh vực xử lý môi trường, hướng đến sứ mệnh “Cung cấp giải pháp và sản phẩm sinh học làm sạch môi trường sống mỗi ngày”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn phương án xử lý ô nhiễm chăn nuôi phù hợp, hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện: Mùi, Phân, Nước thải