Mối liên hệ giữa cBOD và BOD5 trong nước thải

Ngoài các chỉ số COD, BOD, TSS quen thuộc trong nước thải thì chỉ số về cBOD và BOD5 cũng thường được nhắc đến. Vậy cBOD và BOD5 là gì? Chúng có mối liên hệ gì với nhau không? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mối liên hệ giữa cBOD và BOD5 trong nước thải

cBOD và BOD5 là gì?

– cBOD là gì?

cBOD là chỉ số đo được sau quá trình oxy hóa các chất thải chứa nguồn Cacbon.

cBOD trong nước thải là chỉ số đo được sau quá trình oxy hóa các chất thải chứa nguồn Cacbon

Hình 1. cBOD trong nước thải là chỉ số đo được sau quá trình oxy hóa các chất thải chứa nguồn Cacbon.

Các dạng cBOD hòa tan và đơn giản có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn Nitrat hóa. Chúng có thể xâm nhập vào tế bào của vi khuẩn Nitrat hóa và làm bất hoạt hệ thống Enzyme của chúng.

Dạng cBOD này phải bị phân hủy đáng kể hoặc hoàn toàn bởi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để vi khuẩn Nitrat hóa oxy hóa các ion Amoni và Nitrit. Nitrat hóa phụ thuộc vào vi sinh vật phân hủy hữu cơ để giảm cBOD xuống nồng độ tương đối thấp (< 40-50 mg/l).

– BOD5 là gì?

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là một cách để đo ô nhiễm hữu cơ trong nước bằng cách đo tốc độ vi sinh vật trong nước sử dụng hết oxy hòa tan khi chúng chuyển hóa các chất ô nhiễm hữu cơ. Đối với mỗi mẫu, oxy hòa tan (DO) được kiểm tra khi bắt đầu và kết thúc quá trình ủ trong bóng tối kéo dài 5 ngày ở 20°C. Sự khác biệt trong DO là kết quả BOD.

Do đó, có thể nói BOD5 chính là lượng oxy cần thiết của 5 ngày đầu trong nhiệt độ 20°C trong buồng tối. Hay nói một cách dễ hiểu hơn đó chính là chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand) đo trong 5 ngày trong buồng tối để tránh quá trình quang hợp.

. BOD5 trong nước thải là chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand) đo trong 5 ngày trong buồng tối để tránh quá trình quang hợp
Hình 2. BOD5 trong nước thải là chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand) đo trong 5 ngày trong buồng tối để tránh quá trình quang hợp.

Để xác định BOD5 người ta sử dụng công thức: BOD5 = mg O2/L

Trường hợp hệ thống có bổ sung men vi sinh (chế phẩm sinh học) vào hệ thống thì BOD5 sẽ được xác định theo công thức:

BOD (mg/l) = (DO₀ – DO₅) x f

Trong đó:

  • DO₀: Oxy hòa tan đo được ngày đầu tiên (sục khí trong 2 giờ).
  • DO₅: Oxy hòa tan đo được sau 5 ngày.
  • f: Hệ số pha loãng dung dịch.

BOD5 là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm và chất lượng của nước thải được thải ra môi trường.

Mối liên hệ giữa cBOD và BOD5 trong nước thải

Mối liên hệ của cBOD và BOD5 chính là BOD. Chúng ta có thể thấy rõ mối liên hệ của 2 chỉ số này thông qua hình sau:

Mối liên hệ giữa cBOD và BOD5 trong nước thải

Hình 3. Mối liên hệ giữa cBOD và BOD5 trong nước thải.

Nhìn theo hình trên có thể thấy rõ cBOD chính là 1 phần của BOD cùng với nBOD. Tương tự, khi đo trong 5 ngày chúng ta sẽ có BOD5 bao gồm cBOD5 và nBOD5.

  • cBOD: Đo lường sự suy giảm DO chỉ từ các nguồn cacbon.
  • nBOD: Quá trình oxy hóa các chất thải chứa nguồn Nitơ (đo lường sự suy giảm DO chỉ từ các nguồn Nitơ, chất thải chứa Nitơ được phân hủy thành NH4+).


cBOD và BOD5 tuy không được nhắc nhiều trong quá trình xử lý nước thải như BOD nhưng đây cũng là 2 chỉ số quan trọng cũng cần được quan tâm, đặc biệt là BOD5. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cBOD và BOD5 hoặc các phương án sinh học để xử lý BOD trong nước thải, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Phương pháp phân tích BOD5 trong nước thải bằng cách nuôi cấy và pha loãng