Là một loại khí có tính chất nặng hơn không khí với mùi đặc trưng là mùi trứng thối, khí H2S đã gây ra mùi hôi bãi rác như thế nào? Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đặc trưng của khí H2S
H2S (có tên gọi là Hydrogen sulfide hay Hydro Sunfua), là một khí không màu, có mùi hôi đặc trưng của trứng thối. H2S được biết đến là một chất độc, có tính ăn mòn và dễ cháy.
Là một loại khí nặng hơn không khí, do đó, khí H2S thường tồn tại ở phần thấp của không gian. Cũng vì thế mà con người rất dễ tiếp xúc phải khí H2S. Hít phải khí H2S nồng độ nhẹ có thể gây mất khứu giác, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp, phổi…và thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu tiếp xúc liên tục trong thời gian dài và nồng độ cao.
>>> Xem thêm: Tác hại của khí H2S đến sức khỏe con người
Khí H2S thường được sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy (môi trường kỵ khí), ví dụ như: Đầm lầy, cống rãnh, hệ thống xử lý nước thải và bãi thu gom, chôn lấp rác…
Khí H2S là nguyên nhân gây ra mùi hôi bãi rác
Bãi thu gom, chôn lấp rác là nơi tập hợp của rất nhiều chất thải từ nhiều nguồn khác nhau. Tại đây cũng là nơi phát sinh của nhiều loại khí. Chủ yếu là khí Metan – CH4 (45 – 60%), CO2 (40 – 60%), N2 (2 – 5%), O2 (0.1 – 1%), các hợp chất của Lưu huỳnh – S (trong đó có H2S) ( 0 – 1%)…và các khí khác.
Khí CH4 và CO2 chiếm tỷ trọng cao nhưng thuộc loại khí không mùi, nếu không được thu gom để xử lý và tái sử dụng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt đây là loại khí còn tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi khí hậu, gây nên hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”.
Khí H2S, tuy có tỷ trọng rất thấp nhưng khả năng khuếch tán và sinh mùi là vô cùng lớn, càng dễ hơn khi các bãi thu gom, chôn lấp rác ở Việt Nam đa số đều ở dạng hở. Nồng độ hơi khí H2S đo được ở các bãi rác thường rơi vào khoảng từ 0.02 đến 0.036 mg/m3 (Nguồn: nhandan.vn). Với nồng độ này đã vượt tiêu chuẩn cho phép đến 2.5 lần. Với đặc trưng là mùi trứng thối, khí H2S chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi hôi khó chịu tại các bãi rác.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ tại bãi rác là nguyên nhân chính sinh ra khí H2S
Quá trình hình thành khí tại các bãi rác thường trải qua 5 giai đoạn phân hủy của chất hữu cơ:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn thích nghi. Quá trình phân hủy sinh học xảy ra trong điều kiện hiếu khí do có một phần không khí bị giữ lại trong bãi rác.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển hóa. Hàm lượng oxy trong bãi rác giảm dần và môi trường kỵ khí bắt đầu hình thành. Đây cũng là giai đoạn chính hình thành nên khí H2S. Phản ứng hình thành nên khí H2S – Mùi hôi bãi rác được diễn ra như sau:
Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử cũng sẽ tạo thành những hợp chất có mùi hôi như Methyl Mercaptan và Aminobutyric Acid.
Methyl Mercaptan có thể bị phân hủy, chất thải tạo thành Methyl Alcohol và Hydrogen Sulfide (H2S):
- Giai đoạn 3: Giai đoạn acid hóa. Tốc độ tạo thành các acid hữu cơ tăng nhanh. Khí CO2 chủ yếu được sinh ra trong giai đoạn này và giai đoạn này cũng góp phần sinh ra một lượng nhỏ khí H2.
- Giai đoạn 4. Giai đoạn Metan hóa. Các acid hữu cơ đã hình thành được chuyển hóa thành CH4 và CO2.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn phân hủy hoàn toàn. Giai đoạn này xảy ra sau khi các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học sẵn có đã được chuyển hóa hoàn toàn thành CH4 và CO2 ở giai đoạn 4.
Làm thế nào để giảm thiểu tác động của mùi hôi bãi rác đến con người và môi trường?
Rác thải được phát sinh hằng ngày và mùi hôi bãi rác tồn tại rất lâu trong môi trường nếu không có phương án xử lý rác phù hợp. Để giảm thiểu tác động của mùi hôi bãi rác đến con người và môi trường, một số cách sau có thể áp dụng:
1. Xây dựng bãi trung chuyển, tập kết, thu gom và chôn lấp rác xa khu vực dân cư
Hiện tại, vẫn có nhiều điểm trung chuyển, tập kết rác nằm ngay trong khu dân cư, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Cần có sự can thiệp mạnh hơn từ chính quyền địa phương để khắc phục được tình trạng này.
2. Sử dụng vi sinh để khử mùi hôi bãi rác
Trong trường hợp chưa thể thay đổi được vị trí của điểm trung chuyển, tập kết, hay bãi chôn lấp rác, sử dụng vi sinh để kiểm soát mùi hôi bãi rác là một lựa chọn hiệu quả có thể sử dụng. Bên cạnh đó, các bãi tập kết, chôn lấp rác ở xa khu dân cư cũng có thể áp dụng phương pháp này để giảm thiểu mùi hôi của bãi rác, hạn chế ảnh hưởng đến người lao động hoạt động thường xuyên trong khu vực bãi rác.
Phương pháp sử dụng vi sinh để khử mùi hôi bãi rác dựa trên cơ chế: Sử dụng các chủng vi sinh chuyên biệt có khả năng ức chế các vi khuẩn gây mùi, từ đó làm giảm thiểu mùi hôi phát sinh.
Đặc biệt, phương pháp này có thể khử được mùi ở cả nguồn phát sinh và mùi trong không khí. Để tìm hiểu thêm về phương pháp xử lý mùi hôi bãi rác bằng vi sinh, bạn có thể liên hệ đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
Mùi hôi bãi rác từ khí H2S gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Trong trường hợp tiếp xúc với khí H2S ở nồng độ cao trong thời gian dài và xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên liên hệ ngay đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Sự phát sinh và phát thải khí bãi chôn lấp, các phương án giảm thiểu, 2005
>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý mùi hôi bằng men vi sinh Microbe-Lift