“Net Zero Carbon” là gì? Lý do cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi

“Net Zero Carbon” là thuật ngữ được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây và mục tiêu chung của thế giới là đạt mức bằng “0” vào năm 2050. Cụ thể “Net Zero Carbon” là gì? Và vì sao ngành chăn nuôi cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon?

“Net Zero Carbon” là gì? Lý do cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi

“Net Zero Carbon” là gì?

“Net Zero Carbon” là sự cân bằng giữa lượng khí thải (chủ yếu là CO2) được sản xuất ra và lượng khí thải được loại bỏ khỏi không khí. Hay hiểu đơn giản hơn, Net Zero Carbon = Tổng lượng khí thải ra – Tổng lượng khí tránh khỏi sau khi tối ưu hóa.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (viết tắt là COP26), tất cả 197 quốc gia tham gia (trong đó có Việt Nam) đã cùng nhau thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact) với mục tiêu tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C theo Hiệp định Paris.

Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững bằng các biện pháp tự nhiên hoặc nhân tạo, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.

“Net Zero Carbon” là gì? Lý do cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi
“Net Zero Carbon” là mục tiêu toàn cầu.

Lý do cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi

Theo ước tính, có khoảng 30% trên tổng lượng phát thải khí nhà kính đến từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó, hoạt động chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi heo đang chiếm tỷ lệ lớn.

Đặc trưng của các hoạt động chăn nuôi ở nước ta là phát sinh nhiều chất thải, bao gồm chất thải rắn, nước thải và khí thải:

  • Đối với chất thải rắn: Có khoảng 61 triệu tấn chất thải phát sinh mỗi năm từ hoạt động chăn nuôi heo, chủ yếu từ phân heo, chất độn chuồng, thức ăn thừa… Hiện nay, các chất thải này chỉ chủ yếu được bán và sử dụng dạng nguyên liệu thô, chưa tạo ra thành phẩm giá trị sử dụng cao. Thêm vào đó, việc lưu trữ khối lượng lớn chất thải chăn nuôi heo còn gây ô nhiễm môi trường và phát sinh mùi hôi khó chịu.
  • Đối với nước thải: Hoạt động chăn nuôi heo phát sinh nước thải khá nhiều, phần lớn từ nước vệ sinh chuồng và hoạt động bài tiết của heo, ước tính mỗi năm sẽ có khoảng 304 triệu m3 nước thải. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu xả thải theo QCVN 62-MT:2016/ BTNMT và chưa tái sử dụng được nước thải.
  • Đối với khí thải: Ước tính có khoảng 15 triệu tấn CO2 phát sinh mỗi năm nhưng chưa tận dụng được để tạo ra nguồn nhiên liệu, khí CO2 phát thải ra môi trường gây ô nhiễm không khí.

Có thể thấy rằng, chất thải chăn nuôi nếu không được xử lý sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường và tác động không nhỏ đến biến đổi khí hậu. Vì thế, đẩy mạnh thực hiện “Net Zero Carbon” trong chăn nuôi là việc làm cần thiết. Để thực hiện được điều này, các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải trong chăn nuôi đã được đưa ra, điển hình như: Giải pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi, giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học, thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ…

“Net Zero Carbon” là gì? Lý do cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi
Thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi là việc làm cần thiết để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, việc kiểm kê phát thải Carbon trong chăn nuôi sẽ được triển khai trong thời gian tới và Ngành chăn nuôi Việt Nam phải quan tâm làm sản phẩm chăn nuôi phát thải thấp, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu giảm phát thải Carbon. Vài năm gần đây, một số doanh nghiệp chăn nuôi trong nước cũng đã thực hiện tốt các giải pháp giảm phát thải.

Xử lý chất thải để giảm phát thải trong chăn nuôi

Trong các giải pháp nhằm giảm phát thải trong chăn nuôi, các giải pháp liên quan đến xử lý chất thải nhận được nhiều sự quan tâm của các trang trại. Vì chất thải chăn nuôi là nguồn tài nguyên có giá trị, nếu biết cách tận dụng tốt có thể giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững hơn. Cụ thể:

  • Chuyển đổi khối lượng lớn chất thải chăn nuôi cần xử lý để tái sử dụng, tái sản xuất phục vụ trở lại cho chăn nuôi giúp giảm phát thải và trung hòa Carbon.
  • Gia tăng lượng khí sinh học giúp quy đổi tín chỉ Carbon, tạo ra nhiều cơ hội và ưu thế hơn cho doanh nghiệp.
“Net Zero Carbon” là gì? Lý do cần đẩy mạnh thực hiện Net Zero Carbon trong chăn nuôi
Tận dụng nước thải chăn nuôi để gia tăng lượng khí sinh học Biogas.
  • Quá trình chăn nuôi được thực hiện theo quy trình khép kín, giúp giảm sử dụng và khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải và giảm ô nhiễm môi trường.

Để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, cần thực hiện xử lý ở cả chất thải rắn, nước thải và cả khí thải. Xem chi tiết: Giải pháp xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi >>>

>>> Xem thêm: Tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi