Vì sao nước thải chế biến nước mắm khó xử lý?

Thời gian gần đây, các nhà máy sản xuất nước mắm phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Xử lý nước thải chế biến nước mắm như thế nào cho hiệu quả là thách thức đặt ra cho nhiều doanh nghiệp. Vì sao loại nước thải này khó xử lý?

Vì sao nước thải chế biến nước mắm khó xử lý?

Thành phần ô nhiễm của nước thải chế biến nước mắm

Nước thải chế biến nước mắm có chứa hàm lượng ô nhiễm cao, chủ yếu là:

  • Chất dinh dưỡng hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ các hợp chất cacbon và các hợp chất chứa Nitơ (Protein, Peptit và các Amin dễ bay hơi).
  • Nước thải đầu ra có thể chứa các chất rắn lơ lửng và hòa tan, vi khuẩn và độ pH thay đổi.
  • Hàm lượng độ mặn cao (Na+, Cl−, SO42−).
  • Nhu cầu oxy hóa học cao (COD) và nồng độ Nitơ hữu cơ đặc trưng.

Các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến nước mắm có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng và cạn kiệt oxy cho nguồn nước tiếp nhận. Sự suy giảm liên tục của oxy trong những vùng nước này sẽ làm cạn kiệt oxy mà nó cần.

Bên trong một nhà máy chế biến nước mắm tại Phú Quốc
Bên trong một nhà máy chế biến nước mắm tại Phú Quốc.

Sự phân hủy kỵ khí của chất hữu cơ dẫn đến sự phân hủy của Protein và các hợp chất Nitơ khác, giải phóng Hydro Sunfua (H2S), Metan (CH4), Amin, Diamines và đôi khi là Amoniac, tất cả trong đó có khả năng gây nguy hiểm cho hệ sinh thái, độc hại cho đời sống thủy sinh ở nồng độ thấp, và cũng làm phát sinh mùi hôi khó chịu.

Hai nguyên nhân khiến nước thải chế biến nước mắm khó xử lý

1. Nước thải chế biến nước mắm khó xử lý do có độ mặn cao

Đây là nguyên nhân chính khiến nước thải chế biến nước mắm khó xử lý.

Các chất ô nhiễm chính trong nước thải chế biến nước mắm là các hợp chất hữu cơ khác nhau có thể được loại bỏ thông thường bằng các quá trình xử lý sinh học. Tuy nhiên, nước thải từ các nhà máy sản xuất nước mắm có độ mặn rất cao và nó có tác dụng ức chế rõ ràng đối với quá trình xử lý sinh học thông thường, đồng thời, làm tăng chất rắn lơ lửng trong nước thải và giảm khả năng lắng bùn.

Quá trình Nitrat hóa cũng dễ bị ức chế bởi độ mặn. Độ mặn cao trên 2% và 1% làm giảm tốc độ và hiệu suất của quá trình Nitrat hóa và khử Nitơ ở hàm lượng muối tương ứng. Khi độ mặn cao trên 2%, Nitrobacter bị ảnh hưởng bất lợi hơn Nitrosomonas, dẫn đến sự tích tụ Nitrit trong nước thải.

2. Nước thải phát sinh mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường

Mùi hôi là một yếu tố rất quan trọng đối với nhận thức và sự chấp nhận của cộng đồng đối với bất kỳ nhà máy xử lý nước thải chế biến nước mắm nào. Nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống chung của cộng đồng bằng cách gây ra căng thẳng, buồn nôn hoặc bệnh tật.

Ảnh hưởng mùi hôi của nước thải chế biến nước mắm thường rất rõ ràng vì nước thải từ các ngành công nghiệp sản xuất nước mắm thường được sản xuất trong suốt một năm, không có cơ hội để phục hồi môi trường.

Phương pháp sinh học xử lý nước thải chế biến nước mắm

Ngành chế biến nước mắm đóng góp vô số ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng và độ mặn cao cho các vùng nước tiếp nhận. Hiện nay, nhiều nhà máy xử lý nước thải nhiễm mặn đã có thể khắc phục các sự cố kỹ thuật liên quan đến độ mặn cao bằng cách pha loãng dòng nước thải mặn với nước ngọt. Tuy nhiên, cách làm này không bền vững do làm quá tải công suất xử lý của trạm nước thải và tốn kém nhiều chi phí.

Phương pháp xử lý sinh học sử dụng vi sinh vật để loại bỏ chất rắn hữu cơ và chất dinh dưỡng từ nước thải thường được coi là hiệu quả hơn so với phương pháp xử lý hóa lý hay các phương pháp khác về chi phí và thân thiện với môi trường trong việc xử lý nước thải có độ hữu cơ cao, chẳng hạn như nước thải chế biến nước mắm.

Để xử lý nước thải chế biến nước mắm hiệu quả, lựa chọn chủng vi sinh vật có khả năng chịu mặn cao là vô cùng quan trọng. Việc áp dụng công nghệ mới như sử dụng các chủng vi sinh vật có khả năng chịu mặn cao của Microbe-Lift giúp làm tăng hiệu suất phân hủy sinh học với chi phí thấp, vận hành đơn giản và thân thiện với môi trường.

Men vi sinh chịu mặn Microbe-Lift IND chuyên dùng cho nước thải chế biến nước mắm có khả năng phân hủy sinh học tốt trong điều kiện độ mặn lên tới 4%.
Men vi sinh chịu mặn Microbe-Lift IND chuyên dùng cho nước thải chế biến nước mắm có khả năng phân hủy sinh học tốt trong điều kiện độ mặn lên tới 4%.

Không những thế, Microbe-Lift còn có dòng sản phẩm chuyên dùng đặc trị mùi hôi của nước thải chế biến nước mắm từ trong không khí và cả nguồn sinh ra.

Men vi sinh khử mùi hôi Microbe-Lift OC chuyên dùng xử lý mùi hôi hữu cơ từ quá trình chế biến nước mắm
Men vi sinh khử mùi hôi Microbe-Lift OC chuyên dùng xử lý mùi hôi hữu cơ từ quá trình chế biến nước mắm.

Để được tư vấn chi tiết về phương án xử lý nước thải chế biến nước mắm, hãy liên hệ đến Hotline 0909 538 514, đội ngũ kỹ thuật của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Vận hành hệ thống xử lý nước thải ĐẠT CHUẨN qua 5 yếu tố