Nước thải khu công nghiệp: Quy trình và cách tăng hiệu suất xử lý nước thải

Tại các khu công nghiệp là nơi tập trung một lượng lớn công nhân, nhân viên làm việc hằng ngày. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến lượng nước thải khu công nghiệp ngày càng lớn và có thành phần phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, việc áp dụng quy trình nào để xử lý nước thải khu công nghiệp và làm thế nào để tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm là câu hỏi được nhiều đơn vị quan tâm. Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Nước thải khu công nghiệp: Quy trình và cách tăng hiệu suất xử lý nước thải

Nguồn gốc nước thải khu công nghiệp

Hầu hết các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất nước thải bắt nguồn từ 2 nguồn chính là: Nước thải từ hoạt động sinh hoạt và nước thải từ hoạt động sản xuất.

– Nước thải từ hoạt động sinh hoạt

Nước thải từ hoạt động sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như rửa chén, tắm gội, rửa xe, rửa thực phẩm,… của con người, công nhân viên chức trong các khu vực vệ sinh, nhà bếp, khu văn phòng. Loại nước thải này chứa các chất như hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5, COD, chất cặn bã, chất lơ lửng, chất dinh dưỡng. Nước thải này vô cùng nguy hại, có thế gây ra các bệnh về giun sán, virus, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.

– Nước thải từ hoạt động sản xuất

Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp là nước được sinh ra từ hoạt động thu gom, tẩy rửa, vệ sinh nguyên liệu, vệ sinh thiết bị – máy móc,…

Nước thải từ quá trình hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp.

Hình 1. Nước thải từ quá trình hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp.

Đối với nước loại nước thải này tùy từng ngành nghề sản xuất, thành phần nước thải sẽ có một đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, tất cả chúng đều là loại khó phân hủy và được đánh giá là loại nước thải độc hại. Ví dụ như:

  • Nước thải ngành sắt và công nghiệp thép: Quá trình nung, tẩy rửa và xử lý bề mặt sinh ra các chất khí hóa: Naphthalene, Benzen, Xyanua, Amoniac, Phenol, Cresol, Anthracene,… và các chất ô nhiễm: Dầu mỡ động vật, các hạt rắn, Axit Sunfuric, Axit Hydrochloric,…
  • Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm: Bao gồm các chất rắn lơ lửng, thuốc trừ sâu độc hại, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…
  • Nước thải ngành dầu công nghiệp: Nước thải ở đây thường chứa các loại dung môi, dầu nhờn, chất tẩy rửa, Hydrocacbon.
  • Nước thải ngành nhà máy điện: Gồm có các chất rắn lơ lửng như: Thủy ngân, chì, Crom, Selen, lưu huỳnh, trơ đáy, tro bay,…
  • Nước thải ngành công nghiệp bột giấy và giấy: Nước thải thường chứa các chất TSS, BOD, Furan, Phenol, COD.

Tác hại của nước thải khu công nghiệp gây ra

– Đối với con người

Nước thải khu công nghiệp nếu không được xử lý thích hợp, sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng, có thể mắc một số căn bệnh mãn tính, ung thư, thận, xương,…

Nếu chỉ số BOD trong nước thải vượt ngưỡng, lúc này khi thải ra nguồn tiếp nhận, nước thải sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nguồn nước, gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của con người.

– Đối với môi trường

Trong thành phần của nước thải khu công nghiệp có chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng khi tiếp xúc với môi trường nước hay môi trường đất sẽ làm thay đổi tính chất ban đầu của chúng.

Nước thải khu công nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước.

Hình 2. Nước thải khu công nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước.

Một lượng nước thải khu công nghiệp lớn chảy ra sông ngòi, kênh rạch mà không được xử lý sẽ tác hại đến các vi sinh vật dưới nước như tôm, cá, cua,… Đồng thời, khi chúng thấm vào đất cũng đe dọa đến đời sống của các sinh vật sống trong đất hay cây cối, thậm chí có thể gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt và nước ngầm ở khu vực xung quanh. Vật nuôi, gia súc vì thế mà cũng bị ảnh hưởng khi nước thải khu công nghiệp âm thầm đưa các loại vi khuẩn gây hại trực tiếp vào bên trong cơ thể chúng.

Ngoài ra, sự có mặt của N và P trong nước thải ở nồng độ cao gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đất đai, tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển nhanh chóng. Vì vậy, trong những điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, các loài tảo dễ bị chết và phân rã xác thực vật làm cho nguồn nước và đất bị ô nhiễm một lần nữa.

Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp điển hình

Bởi những tác hại mà nước thải khu công nghiệp gây ra cho cả môi trường và con người, rất cần thiết phải xây dựng một hệ thống để xử lý nước thải khu công nghiệp bài bản. Hầu hết các khu công nghiệp đều sử dụng, lắp đặt hệ thống xử lý theo một quy trình nhất định. Mỗi khu công nghiệp sẽ có một quy trình khác nhau tùy vào ngành nghề tập trung của mình. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp điển hình đang được áp dụng hiện nay:

Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp điển hình đang được áp dụng hiện nay.

Hình 3. Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp điển hình đang được áp dụng hiện nay.

Mô tả các bước chính trong quy trình:

– Song chắn rác:

Nguồn nước thải được thu về bể thu gom, sau đó đi qua thiết bị cào tự động để giữ lại phần rác thô vào thùng chứa trong bể thu gom. Tại đây, các thiết bị đo nồng độ pH, SS được lắp đặt để kiểm tra chất lượng nước thải đầu vào. Song chắn rác là khâu xử lý quyết định 99% hiệu quả của quá trình xử lý nước thải công nghiệp, vì vậy cần theo dõi và kiểm soát thật chặt chẽ.

– Bể thu gom:

Bể thu gom được xây theo mô hình âm bên dưới và gắn các máy bơm, đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào. Chúng vừa có tác dụng bơm nước vừa có tác dụng thu gom lượng nước thải từ nhà máy. Tại đây cũng diễn ra quá trình lắng để lọc các chất cặn bã có trong nước thải.

– Lọc rác tinh:

Nước thải sau khi đi qua bể thu gom sẽ được dẫn tới lọc rác tinh. Tại đây gắn 2 máy bơm với nhiệm vụ giữ lại các phần tử rác có kích thước lớn, sau đó nước thải mới đến bể tách dầu mỡ.

– Bể tách dầu mỡ:

Tại đây, các phần tử dầu lẫn trong nước thải được tách qua hệ thống máng gạt ở trên bề mặt nước thải. Các váng dầu được gom lại rồi đưa vào bể chứa dầu và đưa tới các công ty xử lý, khử trùng thành phần độc hại.

– Bể điều hòa:

Hệ thống được xây dựng và bố trí âm bên dưới cạnh bể tách dầu, cùng với 2 máy khuấy trộn chìm, hoạt động liên tục để điều hòa chất lượng nước thải, lưu lượng nguồn nước. Sau đó, nước thải sẽ được 2 máy bơm chìm dẫn tới bể SBR.

– Bể SBR:

Tại đây thực hiện 5 giai đoạn: Cấp nước – cấp nước – sục khí – sục khí và lắng chắt nước trong. Quá trình này hoạt động liên tục và sẽ mất khoảng 6 giờ để xử lý trong bể hiếu khí SBR.

– Bể khử trùng:

Sau khi trải qua 6 giờ tại bể SBR, nước thải được dẫn tới bể khử trùng để trộn với CaOCl2 trước khi được xả ra môi trường.

– Bể chứa bùn:

Bùn ở bể SBR sẽ được hút qua bể chứa bùn kết hợp với hàm lượng Polymer được cung cấp để chuyển sang dạng bánh bùn.

Ứng dụng vi sinh Microbe-Lift để tăng hiệu quả xử lý nước thải khu công nghiệp

Để quy trình xử lý nước thải công nghiệp đạt hiệu quả tốt ta có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift với khả năng hoạt động gấp 5 – 10 lần vi sinh thông thường:

  • Giảm BOD, COD, TSS đảm bảo nước thải khu công nghiệp đầu ra đạt quy định về môi trường, đồng thời giảm tỷ lệ chết của các vi sinh vật, giảm lượng bùn thải và mùi hôi có trong nước thải.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp khi có sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động và tăng cường quá trình phân hủy sinh học của hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp.
  • Tăng cường quá trình khử khí Nitrat, giảm nồng độ Amoni cao do tính chất phức tạp, khó xử lý của nước thải công nghiệp.

Với loại men vi sinh Microbe-Lift này, có 2 dòng sản phẩm đã được ứng dụng cho nhiều hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp và đạt được những hiệu quả tích cực là:

  • Men vi sinh Microbe-Lift IND có tác dụng giảm BOD, COD, TSS; giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào cao và phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp khi có sự có xảy ra trong quá trình hoạt động.
  • Men vi sinh Microbe-Lift N1 xử lý và tăng hiệu quả Amoni, Nitrat có trong nước thải khu công nghiệp nhờ quá trình Nitrat hóa hệ thống diễn ra ổn định, nhanh chóng.

Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 dùng trong xử lý nước thải khu công nghiệp.

Hình 4. Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 dùng trong xử lý nước thải khu công nghiệp.

Men vi sinh Microbe-Lift ở dạng lỏng lại kích hoạt nhanh, thích nghi tốt với môi trường, dễ sử dụng nên bất cứ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp lớn nhỏ nào đều có thể áp dụng.

Tùy vào tình trạng của mỗi hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp mà liều lượng và vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết về giải pháp và quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Phương án xử lý Nitrat nước thải tập trung dành cho Khu công nghiệp