Nước thải sản xuất phân bón cần xử lý những chỉ tiêu nào?

Có 8 thông số ô nhiễm cần xử lý trong nước thải sản xuất phân bón, bao gồm: Nitơ Amonia, TSS, pH, Arsenic, Chromat và Phosphat, Xyanua, Sulfua, Florua và Phosphat. Đối với mỗi thông số ô nhiễm, có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý. Hãy cùng Biogency tìm hiểu và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho hệ thống xử lý nước thải của bạn.

nước thải sản xuất phân bón

Nước thải sản xuất phân bón phát sinh từ đâu?

Nước thải sản xuất phân bón được tạo ra từ các quá trình:

  • Xử lý nước ngưng.
  • Xả đáy tháp giải nhiệt.
  • Xả đáy lò hơi.
  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ và trang phục bảo hộ lao động.

Lượng nước thải thải ra từ các nhà máy sản xuất phân bón rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên liệu thô được sử dụng, sản phẩm cuối cùng thu được và quy trình được áp dụng để sản xuất phân bón.

Một nhà máy urê 1.000 tấn mỗi ngày có hệ thống nước làm mát tuần hoàn và tất cả các thiết bị phụ trợ cần thiết cho sản xuất, thường thải ra từ 8.000 đến 12.000 m3/ngày, trong khi một nhà máy phân lân có hệ thống nước làm mát tuần hoàn và các thiết bị phụ trợ và có sản xuất khoảng 100 tấn Photpho Pentoxit (P2O5) mỗi ngày làm phân bón thải ra từ 3.000 đến 6.000 m3/ngày.

Ngành sản xuất phân bón thải ra nhiều nước thải với nồng độ ô nhiễm cao

Hình 1. Ngành sản xuất phân bón thải ra nhiều nước thải với nồng độ ô nhiễm cao.

Nồng độ ô nhiễm của nước thải sản xuất phân bón

Nước thải ngành sản xuất phân bón chủ yếu chứa chất hữu cơ, rượu, Amoniac, Nitrat, Phốtpho, kim loại nặng như Cadmium và chất rắn lơ lửng. Trong đó, COD dao động từ 50 đến 140.000 mg/l và Nitơ Amoniac từ 6 đến 1.700 mg/l. Nồng độ của các chất ô nhiễm này biến động hàng ngày gây áp lực rất lớn đến hệ vi sinh.

Việc loại bỏ hiệu quả nhu cầu oxy hóa học (COD) và đưa ra các giải pháp để giảm hiệu quả Nitơ Amoni là hai vấn đề quan trọng nhất đối với ngành công nghiệp sản xuất phân bón.

8 thông số ô nhiễm cần xử lý trong nước thải sản xuất phân bón

Để xử lý nước nước thải sản xuất phân bón hiệu quả, cần xác định nồng độ ô nhiễm của từng chỉ tiêu, sau đó đưa ra phương án xử lý phù hợp. Có 8 thông số ô nhiễm cần xử lý trong nước thải sản xuất phân bón, bao gồm: Nitơ Amonia, TSS, pH, Arsenic, Chromat và Phosphat, Xyanua, Sulfua, Florua và Phosphat.

Đối với mỗi thông số ô nhiễm, có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý, hãy cùng Biogency tìm hiểu và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho hệ thống xử lý nước thải của bạn.

1. Xử lý Nitơ Amonia

Để xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia trong nước thải, thường có hai phương pháp được áp dụng:

  • Phương pháp hóa lý: Gồm tách khí, tách hơi và trao đổi ion.
  • Phương pháp sinh học: Gồm quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat.

Men vi sinh Microbe-Lift N1

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên dùng xử lý Nitơ Amonia nước thải sản xuất phân bón với hiệu suất xử lý lên đến 99%.

2. Xử lý TSS

Chất rắn lơ lửng (TSS) có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau trong các giai đoạn sản xuất phân bón như: tro bụi, quá trình trung hòa nước thải với vôi, v.v., các chất rắn lơ lửng ở các kích thước hạt khác nhau tồn tại trong dòng nước thải. Có thể xử lý bằng phương pháp lọc, tuyển nổi hoặc lắng trọng lực (hóa lý hoặc sinh học).

Men vi sinh Microbe-Lift IND

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên dùng xử lý BOD, COD, TSS nước thải sản xuất phân bón.

3. Xử lý pH

Đôi khi nước thải sản xuất phân bón có tính Axit hoặc kiềm cao. Đối với nước thải có tính Axit, có thể sử dụng vôi hoặc soda (Na2CO3 hoặc NaHCO3) và sử dụng Axit Sunfuric đối với nước thải có tính kiềm.

4. Xử lý Arsenic

Trong ngành công nghiệp phân bón, Asen là một thành phần của chất lỏng hấp thụ được sử dụng để loại bỏ Carbon Dioxide. Thông thường, nhà máy sẽ thiết kế đảm bảo Asen không thể thoát ra ngoài vào nguồn nước thải. Nhưng trong thực tế, do rò rỉ ở các ống bơm, mặt bích, khớp nối, v.v., và cũng từ sự cố tràn, một số dung dịch Arsen được thải ra ngoài.

Dòng thải chứa Arsen cần được tách ra khỏi dòng thải khác để xử lý riêng. Có thể dùng phương pháp lọc bằng than hoạt tính hoặc cho bay hơi đến khi thu được chất rắn và đem xử lý như một dạng chất thải nguy hại.

5. Xử lý Chromat và Phosphat

Ngành phân bón đòi hỏi một lượng lớn nước làm mát trong quy trình sản xuất. Trong hầu hết các nhà máy sản xuất phân bón, nước làm mát được tái sử dụng thông qua các tháp giải nhiệt. Các chất chống cáu cặn và ăn mòn có thành phần: Cromat, Photphat và kẽm (với tỷ lệ khác nhau) cũng được sử dụng thêm vào.

Thông thường kẽm được sử dụng với nồng độ rất thấp, do đó không cần thiết phải xử lý. Trong quá trình xử lý để loại bỏ Cromat khỏi nước thải, Photphat cũng được loại bỏ đồng thời, do đó việc xử lý cụ thể để loại bỏ Photphat không được coi là cần thiết. Nguyên tắc cơ bản của việc loại bỏ Cromat là khử Crom hóa trị sáu thành dạng hóa trị ba và kết tủa Crom dưới dạng Hydroxit Crom.

6. Xử lý Xyanua

Tùy thuộc vào quy trình sản xuất và nguồn nguyên liệu sản xuất, đôi khi Xyanua được bắt gặp trong nước thải của nhà máy sản xuất phân bón. Thông thường, nước thải có chứa Xyanua được tách biệt hoàn toàn khỏi các nước thải khác và được xử lý hoặc thải bỏ riêng.

Khi hàm lượng Xyanua thấp, nước thải đầu ra có thể được xả chung các dòng thải khác, sao cho hàm lượng Xyanua trong nước thải đầu ra không vượt quá giới hạn quy định.

Khi hàm lượng Xyanua cao và lượng nước thải đầu ra thấp, nó có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng hơi nước và khí có tính Axit để khử. Xyanua còn lại sau khi loại bỏ có thể được xử lý thêm nếu cần.

7. Xử lý Sulfua

Các Sulfua đôi khi có mặt với số lượng nhỏ trong nước thải của nhà máy sản xuất phân bón. Có thể xử lý bằng cách pha loãng chung với các dòng nước thải khác từ nhà máy để làm giảm nồng độ Sunfua trong giới hạn quy định.

8. Xử lý Florua và Phosphat

Nguồn chính của Florua và Phosphat trong ngành công nghiệp sản xuất phân bón Phosphat là từ các hoạt động rửa sạch khí thải, nước rửa sàn, thạch cao… Trong nước thải, Florua có mặt dưới dạng Axit Flohidric với một lượng nhỏ muối hòa tan là Natri và Kali Flo và Axit Flohydric.

Phospho chủ yếu tồn tại dưới dạng Axit Photphoric với một lượng nhỏ Phốtphát Canxi hòa tan. Để loại bỏ Florua và Phốtphát, có thể sử dụng vôi kết hợp phương pháp hóa lý.

—–

Xử lý nước thải sản xuất phân bón quan trọng ở việc xác định chính xác hàm lượng của các thông số ô nhiễm và đưa ra phương án xử lý sao cho phù hợp với hệ thống và hiệu quả về chi phí. Liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo: environmentalpollution.in

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón như thế nào?