Nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí như thế nào?

Nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí là bước đầu tiên trong quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nó đóng vai trò quan trọng để xử lý nước thải đạt chuẩn. Nuôi cấy vi sinh được thực hiện như thế nào? Cần lưu ý gì trong quá trình nuôi cấy? Bài viết dưới đây Biogency sẽ giải đáp cho bạn.

nuôi cấy vi sinh

Mục đích nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí

Nuôi cấy vi sinh tại bể sinh học hiếu khí giúp cho hệ vi sinh nước thải phát triển tốt, từ đó tăng khả năng xử lý các chất hữu cơ, tham gia các chu trình chuyển hóa trong nước. Đảm bảo hiệu suất xử lý nước thải trong xử lý sinh học.

Nuôi cấy vi sinh tại bể sinh học hiếu khí giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nước thải đạt chuẩn

Nuôi cấy vi sinh tại bể sinh học hiếu khí giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nước thải đạt chuẩn.

Quy trình nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí

Để nuôi cấy vi sinh tại bể sinh học hiếu khí đạt hiệu quả, nhà vận hành cần quan tâm đến 3 bước sau:

Bước 1: Bơm nước vào bể sinh học

Bơm nước sạch khoảng 1/3 bể vào sinh học. Khi mực nước cách mặt đĩa thổi khí 400mm thì bắt đầu sục khí.

Có thể bổ sung thêm bùn từ 5-10% tính theo thể tích vào bể để khởi động cùng vi sinh MicrobeLift.

Sản phẩm lựa chọn: Men vi sinh Microbe-Lift IND

Lý do lựa chọn:

  • Mật độ vi sinh và thích nghi nước thải cao.
  • Giúp tăng lượng MLVSS trong bể.
  • Giúp bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.
  • Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS.
  • Tăng cường hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải.

Vi sinh Microbe-Lift IND

Sử dụng trực tiếp Vi sinh Microbe-Lift IND mỗi ngày cùng với dinh dưỡng phù hợp xuống bể sinh học.

Cho nước sạch vào ½ bể, nước thải khoảng 5-10% công suất hoặc tính toán tải lượng khởi động phù hợp từng công trình. Bổ sung dinh dưỡng và vi sinh theo hướng dẫn.

Bước 2: Kiểm soát các điều kiện để vi sinh hoạt động ổn định

Trong quá trình nuôi cấy vi sinh, nhà vận hành cần kiểm soát các điều kiện môi trường trong bể hiếu khí để vi sinh có thể hoạt động ổn định, phát triển tốt, cụ thể là:

TT Điều kiện Bể hiếu khí 
1 Nồng độ oxy hòa tan DO ≥ 2.5 mg/l
2 Độ pH 7.0 – 8.5
3 Độ kiềm kH 150 mg CaCO3/l
4 Nhiệt độ 20 – 36 độ C
5 C:N:P 100:5:1

Bước 3: Theo dõi sự phát triển của bùn trong bể sinh học hiếu khí

Theo dõi lượng bùn phát sinh trong bể bằng cách sử dụng ống đong 1.000ml có khắc vạch mỗi 100ml, cho nước bể sinh học vào đến vạch 1.000ml và quan sát bằng mắt thường sau 30 phút, sau đó đọc thể tích bùn đạt được.

Nếu bùn lắng, nước không đục nhiều và có sự cải thiện về bông bùn thì có thể bổ sung tiếp 5-10% công suất.

Cho nước thải vào đầy bể sinh học rồi mới cho nước qua bể lắng, tuần hoàn bùn 100% bể sinh học không cho thải bỏ. Nước trong sau bể lắng thải bỏ ra ngoài. Khoảng trong thời gian 30 ngày thì lượng nước sẽ vào đầy bể.

Lưu ý:  

  • Thường xuyên theo dõi các điều kiện để đảm bảo vi sinh hoạt động và phát triển tối ưu.
  • Sau thời gian nuôi cấy vi sinh bằng vi sinh Microbe-Lift IND, MLSS đạt từ 1500-2500mg/l có màu cafe sữa, khả năng lắng tốt sau 30 phút, các thông số như BOD, COD, TSS,… đạt chuẩn thì tiến hành chạy đủ tải.

—–

Nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí là bước đầu tiên trong quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về phương án nuôi cấy vi sinh cũng như các giải pháp sinh học xử lý nước thải hiệu quả.

>>> Xem thêm: Vận hành hệ thống xử lý nước thải ĐẠT CHUẨN qua 5 yếu tố