Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Rác thải y tế chứa nhiều cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. Vậy nguyên nhân rác thải y tế gây ô nhiễm nguồn nước? Phương pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước do rác thải y tế gây ra? Hãy cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây!

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế hiện nay

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế hiện nay đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Rác thải y tế bao gồm các chất thải từ các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám,… với nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và môi trường. Nước thải từ rác thải y tế này chất rắn hòa tan (TDS) và chứa chất rắn lơ lửng (TSS), cùng với các chất hữu cơ.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Rác thải y tế bao gồm các chất thải từ cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám.

Theo thống kê, hiện nay chỉ có 65,3% các cơ sở bệnh viện, 15% hệ dự phòng và 50% cơ sở sản xuất dược phẩm là có hệ thống xử lý nước thải y tế. Số còn lại được xả thải trực tiếp ra môi trường theo đường ống cống, chảy ra ao, hồ, sông, suối, biển,..

Nguyên nhân rác thải y tế gây ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế có thể kể đến như:

  • Thiếu nhận thức về quản lý rác thải y tế.
  • Hệ thống thu gom và xử lý rác thải y tế chưa hiệu quả.
  • Sự gia tăng của các cơ sở y tế.
  • Rác thải y tế không được xử lý đúng quy trình, đúng phương pháp.
  • Một số cơ sở y tế không có hệ thống xử lý rác thải riêng biệt và xả trực tiếp vào nguồn nước khu vực xung quanh.

Vì sao cần xử lý ô nhiễm nguồn nước do rác thải y tế gây ra?

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế là rất nghiêm trọng. Nước bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, và các vấn đề hô hấp. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước cũng gây ra tác động tiêu cực đến môi trường nước và sinh vật sống, chẳng hạn như:

  • Lây nhiễm bệnh: Nước bị ô nhiễm bởi rác thải y tế có thể chứa các vi khuẩn, vi rút, chất độc hại và chất gây ung thư. Khi nguồn nước bị ô nhiễm này được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, nông nghiệp, người sử dụng có thể bị lây nhiễm các bệnh nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến môi trường: Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước. Các chất độc hại có thể gây chết cá, tuyệt chủng các loài động vật và thực vật, và làm giảm chất lượng nước.
  • Ảnh hưởng đến kinh tế: Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế có thể gây thiệt hại cho ngành du lịch và nông nghiệp (hai ngành kinh tế quan trọng phụ thuộc vào nguồn nước sạch).

Phương pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế

Nhằm đảm bảo tránh ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế, nước thải tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám trước khi xả ra môi trường cần đáp ứng quy định về chỉ tiêu xả thải cho ngành y tế theo theo QCVN 28:2010/BTNMT như sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (20°C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml KPH KPH

Quy chuẩn xả thải cho nước thải ngành y tế.

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại nước thải mà sẽ có phương pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước thải phù hợp. Đối với các cơ sở y tế, việc xử lý ô nhiễm nguồn nước cần phải ứng dụng nhiều phương pháp trên cùng một hệ thống xử lý, cùng với nhiều thiết bị kỹ thuật khác nhau nhằm đạt được hiệu quả và hiệu suất xử lý tốt nhất.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế tại Việt Nam, có đặc thù ô nhiễm tương tự với nước thải sinh hoạt, vì vậy việc thiết kế, bố trí thiết bị, kỹ thuật ứng dụng trong xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế khá tương đồng với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Những bước tiến hành xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế cũng bao gồm giai đoạn tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và sau khi xử lý.

Hiện nay, phần lớn các hệ thống xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế đang phải đối diện với các vấn đề về hiệu suất và thời gian xử lý khi mà lượng nước ô nhiễm ngày một tăng. Phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất là kết hợp công nghệ AO cùng với màng MBR và men vi sinh để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xử lý. Sở dĩ, công nghệ AO kết hợp MBR được ưu tiên là nhờ vào khả năng xử lý triệt để các hóa chất và vi sinh vật có khả năng gây hại trong nước.

Thúc đẩy, tăng hiệu suất xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế với men vi sinh Microbe-Lift

Không ít hệ thống xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế đang gặp phải vấn đề về hiệu suất và thời gian xử lý. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do hệ vi sinh trong hệ thống hoạt động không hiệu quả, các đơn vị vận hành không hiểu rõ về đặc điểm, hoạt động của hệ vi sinh trong xử lý ô nhiễm nguồn nước.

Men vi sinh Microbe-Lift là dòng men vi sinh hàng đầu đến từ Hoa Kỳ hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm nguồn nước bằng biện pháp sinh học. Trong xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế, bộ đôi sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift N1Microbe-Lift IND có khả năng thúc đẩy hiệu quả xử lý, đồng thời giải quyết triệt để những vấn đề về Nitơ và Amoni, hỗ trợ đạt chuẩn xả thải chỉ từ 2 đến 4 tuần sử dụng.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Bộ đôi sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND được ứng dụng nhằm thúc đẩy hiệu quả xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế là một vấn đề cần được quan tâm và xử lý triệt để nhằm đảm bảo môi trường sống và sức khỏe con người. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến xử lý ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế, cũng như xử lý các loại nước thải khác, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50m3/ngày