Phòng ngừa và Xử lý bệnh trên tôm bằng thảo dược

Nhiều loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả trong phòng ngừa và xử lý bệnh trên tôm. Cụ thể như tỏi, Axit hữu cơ, hay chế phẩm sinh học… Mỗi loại thảo dược sẽ có tác dụng phòng và xử lý các bệnh khác nhau. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phòng ngừa và Xử lý bệnh trên tôm bằng thảo dược

Xử lý bệnh trên tôm bằng tỏi

Tỏi là loại gia vị quen thuộc và dễ tìm đối với người dân Việt Nam, được biết đến như một loại thảo được phòng và điều trị nhiều bệnh cho con người. Tỏi như một kháng sinh tự nhiên mạnh và có rất nhiều tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh. Ngày nay, bà con nuôi tôm đã biết ứng dụng tỏi để phòng trị bệnh cho tôm để tôm đạt năng suất, chất lượng cao.

Tỏi là một trong những loai thảo dược hữu ích để xử lý bệnh trên tôm.

Hình 1. Tỏi là một trong những loai thảo dược hữu ích để xử lý bệnh trên tôm.

Tính năng đặc biệt của tỏi là có chứa chất Alliin, một Axit Amin hữu cơ khi bị đập dập và kết hợp với men Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một Sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm đặc biệt. Xử lý bệnh trên tôm bằng tỏi là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả cao.

Chất Allicin trong tỏi có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc Penicillin và 1/10 thuốc Tetracycline. Tỏi cũng có công dụng để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh liên quan đến đường ruột và các bệnh nấm. Cơ chế tác động của Allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA và RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.

Hai công thức pha trộn tỏi giúp phòng và xử lý bệnh trên tôm:

  • Bột tỏi tươi hoặc tỏi đã chế biến với liều lượng 10 – 30 g trộn cho 1 kg thức ăn tôm.
  • 80 gram bột tỏi tươi trộn với 5ppm KMnO4 (thuốc tím) tạo thành hỗn hợp và trộn vào thức ăn cho tôm ăn.

Với bài thảo dược từ tỏi như trên sẽ giúp kháng khuẩn, ngừa bệnh trên tôm.

Xử lý bệnh trên tôm bằng Axit hữu cơ

Ngày nay, một số loại Axit hữu cơ đã được ứng dụng nhiều trong phòng và trị bệnh trong chăn nuôi nói chung và nuôi tôm nói riêng. Một số Axit thông dụng được kế đến như: Axit Acetic, Axit Butyric, Axit Formic, Axit Propionic, Axit Citric có tác dụng trong điều trị bệnh đường ruột trên tôm.

Axit Citric giúp xử lý bệnh trên tôm.

Hình 2. Axit Citric giúp xử lý bệnh trên tôm.

Tác dụng của Axit hữu cơ là có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn Vibrio spp, đặc biệt là Vibrio harveyi – gây bệnh phát sáng trên tôm. Trong số đó, Axit Formic là một trong những Axit hữu cơ có khả năng ức chế Vibrio harveyi tốt hơn nhiều so với các Axit khác.

Ngoài ra, Axit Citric có thể cải thiện sự tăng trưởng cho động vật thủy sản, cải thiện giá trị dinh dưỡng cho thức ăn giúp tăng tỷ lệ sống của tôm, tăng khả năng miễn dịch trước các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.

Dưới đây là 2 công thức thảo dược từ axit hữu cơ bà con có thể áp dụng:

  • Công thức 1: Axit Formic nồng độ < 0,039% bổ sung 2% axit hữu cơ trong khẩu phần ăn của tôm sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển mầm bệnh từ 5 khuẩn Vibrio và giảm mật độ khuẩn Vibrio trong ao.
  • Công thức 2: Hỗn hợp 25% Axit Citric + 16,7% Axit Sorbic + tinh dầu (1% Vanillin và 1,7% Thymol) trộn vào thức ăn của tôm, giúp giảm khả năng phát triển của khuẩn Vibrio và giúp duy trì sự cân bằng của vi sinh đường ruột.

Lưu ý: Không lạm dụng sử dụng quá liều khuyến cáo và sử dụng trong thời gian dài Axit hữu cơ cho tôm có thể gây mất sự cân bằng của vi sinh đường ruột do một số vi khuẩn có lợi cũng bị ảnh hưởng bởi Axit hữu cơ, ngoài ra có thể gây ra hiện tượng xoắn ruột.

Xử lý bệnh trên tôm bằng Chế phẩm sinh học

Một số nhóm vi khuẩn đường ruột có khả năng kiểm soát tốt vi khuẩn Vibrio trong đường ruột tôm như: Bacillus Subtillis. Đây là nhóm vi khuẩn có lợi giúp hệ đường ruột tôm tăng hệ miễn dịch. Đối với những con tôm đã bị bệnh đường ruột những con có vi khuẩn Bacillus subtillis sẽ có khả năng sống sót cao hơn, vượt qua được mầm bệnh để tăng trưởng trở lại bình thường.

Bacillus Subtillis là nhóm vi khuẩn có lợi, giúp hệ đường ruột tôm tăng hệ miễn dịch.

Hình 3. Bacillus Subtillis là nhóm vi khuẩn có lợi, giúp hệ đường ruột tôm tăng hệ miễn dịch.

Một số chủng lợi khuẩn đường ruột khác như: Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis sẽ bổ sung một lượng lớn các vi sinh vật có lợi, ức chế sự phát triển quá mức của các hại khuẩn.

Sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift DFM để cung cấp các chủng vi sinh có lợi sẽ cải thiện hệ miễn dịch của tôm, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giúp tôm ăn khỏe, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.


Trên đây là 1 số giải pháp thảo dược đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm, giúp phòng và xử lý bệnh trên tôm. Đối với ao tôm, việc kiểm soát môi trường ngay từ đầu và phòng bệnh rất quan trọng và là yếu tố cơ bản để có một vụ mùa thành công. Ngoài ra, bà con có thể liên hệ đến Biogency để được tư vấn về các giải pháp sinh học giúp xử lý nước, xử lý đáyxử lý khí độc ao nuôi tôm, giúp mang đến mùa vụ bội thu. HOTLINE liên hệ: 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả?