Phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác

Ô nhiễm môi trường do rác thải ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong đó, xử lý nước thải rỉ rác đóng vai trò then chốt, bởi nó có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, đe dọa nguồn cung cấp nước sạch cho cộng đồng. Để xử lý nước thải rỉ rác hiệu quả, yếu tố hàng đầu cần quan tâm là giai đoạn nuôi cấy vi sinh. Trong bài viết này BIOGENCY xin giới thiệu đến bạn đọc phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác cho hệ thống có công suất 12m3/ngày.đêm.

Phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác

Thông tin dự án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác (công suất 120 m3/ngày.đêm)

  • Loại nước thải: Nước thải rỉ rác.
  • Công suất thiết kế: 120 m3/ngày.đêm.
  • Địa điểm: Miền Tây.
  • Công nghệ xử lý sinh học: Bể kỵ khí → Cụm bể AO 2 bậc (Cụm AO sơ cấp và thứ cấp thông với nhau).
  • Đầu ra QCVN 25:2009/BTNMT – Cột A.

Kích thước các bể sinh học:

STT Các hạng mục Thể tích bể (m3)
1 Bể kỵ khí (HRT = 6,3 ngày; Hhữu ích = 15m) 754
2 Bể khử Nitrat (A) sơ cấp Anoxic 420
3 Bể Nitrat hóa (O) sơ cấp Aerotank 744
4 Bể khử Nitrat (A) thứ cấp Anoxic 168
5 Bể Nitrat hóa (O) thứ cấp Aerotank 132

Kết quả phân tích mẫu nước thải:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào QCVN 25:2009/BTNMT – cột A
1 COD mg/l 50.000 50
2 BOD mg/l 30.000 30
3 N-NH3 mg/l 2.500
4 N-NH4+ mg/l 5
5 TN mg/l 2.800 15
6 SS mg/l 15.000

 

Phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác
Ô nhiễm môi trường do rác thải ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác của BIOGENCY

– Tổng quan về phương án:

BIOGENCY đưa ra giải pháp nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác với mục tiêu tăng hiệu suất xử lý cho hệ thống và đầu ra đạt QCVN 25:2009/BTNMT – Cột A như sau:

  • Nuôi cấy vi sinh ở bể UASB và hệ A/O.
  • Xử lý Nitơ Amoni (N – NH4+): Tăng hiệu suất Nitrat hóa ở bể hiếu khí.
  • Xử lý Tổng Nitơ: Tăng hiệu xuất khử Nitrat ở bể thiếu khí.

– Hướng dẫn chi tiết:

+ Nuôi cấy bùn vi sinh kỵ khí:

Bước 1: Chọn bùn kỵ khí lỏng kết hợp vi sinh để rút ngắn thời gian nuôi cấy.

Bước 2: Xác định khối lượng bùn kỵ khí cần để khởi động bể kỵ khí. Cấp vào khoảng 10% thể tích hữu ích của bể kỵ khí để bắt đầu nuôi cấy.

Bước 3: Chạy thử – Nạp nước vào bể chạy thử thiết bị đủ điều kiện để bắt đầu vận hành hay chưa, chỉnh sửa nếu cần.

  • Sau khi hoàn thành lắp đặt/xây dựng, cần nạp nước sạch/nước sau xử lý vào hệ thống để tiến hành chạy thử và kiểm tra thiết bị. Cụ thể, cần chạy thử các thiết bị như cụm bơm nạp tải, bơm phân phối/khuấy, và đường ống phân phối. Đặc biệt lưu ý, cụm bơm phân phối phải có khả năng kiểm soát được lưu lượng nạp (có lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng).
  • Các bước kiểm tra phải đảm bảo hệ đường ống bơm phân phối trong bể kỵ khí, lưu lượng bơm đạt yêu cầu mới cho tiến hành.

Bước 4: Trước khi khởi động hệ thống, cần nạp bùn kỵ khí vào bể với khối lượng đã được tính toán. Quá trình nạp cần được thực hiện theo trình tự cụ thể:

  • Pha nước thải với nước sạch hoặc nước sau xử lý theo tỉ lệ 50:50. Không sử dụng nước sông hoặc các nguồn nước có nhiễm phèn, kim loại hoặc các chất ô nhiễm khác. Nạp khoảng 2/3 thể tích bể kỵ khí. Kiểm tra pH của nước nạp vào, đảm bảo trong khoảng 6,5 – 7,5 (tối đa 8,0).
  • Nạp bùn vào bể theo 2 cách:
    + Ưu tiên nạp trực tiếp từ miệng bể (hoặc nắp thăm trên miệng bể) cho đến khi hết khối lượng bùn.
    + Nạp bùn vào bể trung gian, sau đó sử dụng bơm phân phối để nạp vào bể kỵ khí.

Lưu ý:

  • Cả 2 đường nạp bùn đều phải có lược rác để ngăn chặn các tạp chất.
  • Nếu bể kỵ khí đầy trong quá trình nạp, cần tạm dừng và rút bớt nước ra trước khi tiếp tục nạp.

Bước 5: Nạp tải và chạy nội tuần hoàn

  • Sau khi nạp tải đầu vào, tiến hành chạy tuần hoàn nội bể (bằng cụm bơm nạp tải bể kỵ khí). Vận tốc nước dâng chạy khoảng 0,4 – 0,8 m/h (có thể lên đến 1,0 m/h để xáo trộn tốt lớp bùn).
  • Sau 8-10 giờ chạy tuần hoàn liên tục, lấy mẫu nước đầu ra bể kỵ khí để kiểm tra giá trị COD. Nếu COD trong khoảng 1000 – 1600 mg/l, có thể tiếp tục chạy (COD từ nước thải và bùn phân hủy). Nếu COD thấp hơn, cần bổ sung thêm nước thải vào bể kỵ khí để tăng COD. Nếu COD cao hơn 1500 – 2000 mg/l, tùy loại bùn nạp vào có thể vẫn giữ để chạy tiếp.
  • Nếu không có điều kiện kiểm tra COD, có thể kéo dài thời gian lấy mẫu kiểm tra lên 48-72 giờ (3 ngày).
  • Khi tần suất hiệu quả xử lý tăng và thời gian giảm COD ngắn lại, đánh giá bùn đã thích nghi và có hiệu quả xử lý tốt. Nếu thời gian giảm COD liên tục < 24 giờ, có thể tiến hành nạp tải chạy liên tục mà không cần chạy gián đoạn.
  • Trong thời gian chạy tuần hoàn nội, bổ sung men vi sinh để tăng nhanh lượng vi sinh trong bùn/phân. Quá trình tuần hoàn không thải ra nên có thể giữ được men trong bể. Cách sử dụng men phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 6: Chạy liên tục tải và tính toán tải vận hành khởi động, nâng tải đến khi đạt yêu cầu.

  • Sau khi đánh giá khả năng xử lý của bể kỵ khí và xác định đạt hiệu quả trên 75% trong thời gian dưới 24 giờ, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn nạp tải liên tục với mức tải là 20%.
  • Sau khi bắt đầu nạp tải liên tục, mỗi 24 giờ sẽ theo dõi quá trình xử lý COD của bể. Sau mỗi chu kỳ 48 giờ → đánh giá hiệu quả xử lý của bể. Chỉ khi hiệu suất xử lý đạt trên 75% thì mới chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 7: Đưa vào vận hành liên tục ổn định với mức tải bắt đầu.

  • Sau khi bể kỵ khí đạt được hiệu quả xử lý ở bước chạy tải liên tục, chuyển sang bước nạp tải liên tục với mức tải tăng dần theo các bước: 20%, 40%, 60%, 80%, 100%. Mỗi mức tải sẽ duy trì trong 24 giờ.
  • Để có thể tăng tải nhanh hơn và rút ngắn thời gian, có thể bổ sung thêm men vi sinh vào quá trình này.

+ Nuôi cấy cụm bể A/O:

Khởi động hệ thống xử lý bằng cách nuôi cấy bùn vi sinh từ bể Oxic. Sau khi lượng bùn đã phát triển đủ điều kiện để vận hành liên tục (mức tải thấp < 20%), chia bùn từ bể Oxic về bể Anox (chia từ cụm bơm nội tuần hoàn). Sau đó, sẽ vận hành chung 01 cụm A/O hoàn chỉnh.

Trong trường hợp hệ thống có nhiều bậc A/O, chọn bể Oxic có thể tích lớn để nuôi cấy. Sau khi hệ vi sinh đã ổn định, sẽ vận hành liên động cụm A/O đó, rồi chuyển bùn về cụm A/O còn lại. Tiến hành tuần tự vận hành toàn bộ hệ A/O.

Chọn 5-10% bùn lỏng + men vi sinh để khởi động hệ thống.

Các bước cụ thể:

  • Bơm nước sạch vào 1/3 bể hiếu khí, khi mực nước cách đĩa thổi khí 400mm thì bắt đầu sục khí.
  • Bổ sung bùn hoạt tính khoảng 10% tính theo thể tích bể.
  • Tiếp tục bơm nước sạch vào 1/2 bể hiếu khí, kiểm tra nhiệt độ (20-27°C), DO (≥ 2mg/l), pH (6.5-8.5), và quan sát đánh giá tình trạng bọt.
  • Sau 24h, cho 10-20% công suất hệ thống nước thải vào (đồng thời bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND), tiếp tục kiểm tra các thông số.
  • Khi các thông số đạt tối ưu và bể hiếu khí giảm bọt, sẽ cho nước thải vào đầy bể hiếu khí, sau đó cho tuần hoàn nước và bùn về bể thiếu khí (khuấy liên tục). Duy trì sục khí trong 24h, kiểm tra SV30 trong bể hiếu khí (350 – 500 ml/l).
  • Nạp nước thải liên tục vào cụm bể thiếu khí – hiếu khí với 30% công suất, cho qua bể lắng, rồi tuần hoàn về bể Anoxic. Duy trì châm men vi sinh và kiểm tra các thông số.
  • Sau 48h, có thể tăng tải lên 50% – 70% – 100%. Tiếp tục duy trì châm men vi sinh và kiểm tra các thông số. Khi các thông số đạt tối ưu và bể hiếu khí giảm bọt, nước đầu ra sạch thì cho ra ngoài.

– Bổ sung men vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải rỉ rác nhằm rút ngắn thời gian khởi động và tăng hiệu quả xử lý:

Men vi sinh nuôi cấy bể kỵ khí: Vi sinh Microbe-Lift BIOGAS được thiết kế đặc biệt để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí. Sản phẩm này chứa một quần thể vi sinh được nuôi cấy dưới dạng lỏng, có hoạt tính sinh học mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Nhờ vào sự tăng cường hoạt tính này, vi sinh Microbe-Lift BIOGAS có thể đạt hiệu suất xử lý nước thải cao hơn các loại vi sinh thông dụng khác.

Phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác
Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác với men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.

Men vi sinh nuôi cấy bể hiếu khí – Tăng hàm lượng bùn vi sinh (MLVSS) và duy trì sự ổn định trong HTXLNT: Vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt Microbe-Lift IND là sản phẩm chuyên cho xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí, chứa quần thể 13 chủng vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.

Phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác
Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác với men vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND.

Ngoài ra có thể kết hợp men vi sinh Microbe-Lift N1 để tăng hiệu quả xử lý tổng Nitơ.

Men vi sinh Microbe-Lift N1: Nâng cao hiệu suất quá trình Nitrat hóa trong hệ thống xử lý nước thải giúp giảm nhanh nồng độ Nitơ và Ammonia. Nhờ vậy, nước thải sau xử lý có thể đạt được tiêu chuẩn môi trường quy định.

Phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác
Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác với men vi sinh xử lý Nitơ Amonia Microbe-Lift N1.

Trên đây là những đánh giá và phương án nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải rỉ rác của BIOGENCY. Hãy liên hệ ngay vào HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

>>> Xem thêm: Xử lý Nitơ, Amonia đạt chuẩn loại A – Nhà máy xử lý nước thải rỉ rác Nam Bình Dương

Trả lời