[Phương án] Xử lý hồ sinh học 180,000m3 bằng vi sinh Microbe-Lift

BIOGENCY đã lên phương án xử lý hồ sinh học 180,000m3 cho khách hàng với mục tiêu xử lý tảo, xử lý mùi hôi và xử lý hàm lượng Amoni cao ở trong hồ. Phương án chi tiết triển khai trong 30 ngày. Bài viết dưới đây sẽ mô tả chi tiết về hiện trạng và phương án mà BIOGENCY đã đưa ra.

[Phương án] Xử lý hồ sinh học 180,000m3 bằng vi sinh Microbe-Lift

Hiện trạng ao hồ sinh học 180,000m3 đang cần xử lý

Thông tin của hồ sinh học:

  • Chu vi: 2.59 km.
  • Diện tích: ~ 18 ha.
  • Chiều sâu: 1 – 1.2 m.
  • Thể tích nước trong hồ: ~ 180,000 m3.
Hình ảnh hồ sinh học đang gặp vấn đề cần xử lý.
Hình ảnh hồ sinh học đang gặp vấn đề cần xử lý.

Hiện trạng:

  • Lòng hồ nhiều năm không được nạo vét khiến lượng bùn tích tụ dày.
  • Có sự xuất hiện của tảo xanh.
  • Các chỉ tiêu: Amoni (Tính theo Nitơ), Phosphat, TSS, Coliform bị vượt mức quy định QCVN 08:2023.
  • DO chưa đạt yêu cầu QCVN 08:2023.
  • COD: N:P = 77 : 87.09 : 6.3 (Kết quả phân tích ngày 21/03/2024).

Kết quả phân tích mẫu nước (Nguồn: Khách hàng):

STT Ngày thực hiện Người thực hiện Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết quả QCVN 08:2023
1 21/03/2024 Hướng pH (*) TCVN 6492:2011 8.04 6–8.5
2 21/03/2024 Quân Amoni (Tính theo N) (*) mg/L Method 8155 85 0.39
3 21/03/2024 Quân Nitrit (NO₂⁻ tính theo N) mg/L Method 8507 0.04 0.05
4 21/03/2024 Quân Nitrat (NO₃⁻ tính theo N) mg/L Method 8171 2.05 5
5 21/03/2024 Tiến DO (*) mg/L O₂ TCVN 7324:2004 2.72 >=5
6 21/03/2024 Hương TSS mg/L Method 8006 103 30
7 21/03/2024 Quân Phosphat (*) mg/L Method 8048 6.3 0.61
8 21/03/2024 Tâm Coliform (*) MPN/100ml TCVN 6187-2:1996 > 2.4 × 10⁵ 5000
9 21/03/2024 Quân COD mg/L Method 8000 77

Yêu cầu xử lý hồ sinh học:

  • Xử lý tảo trong hồ.
  • Xử lý mùi hôi.
  • Giảm Amoni.

Đánh giá của BIOGENCY về hiện trạng của hồ sinh học

Thứ nhất, nguồn nước đầu vào là nước thải sinh hoạt.

Thứ hai, chỉ tiêu Amoni (tính theo N) và Photphas cao cho thấy nguồn dinh dưỡng trong nước khá nhiều.

Thứ ba, tảo có khuynh hướng phát triển rất nhanh chóng khi được cung cấp nguồn dinh dưỡng cao, nhưng mỗi cá thể tảo chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, và do đó một lượng lớn các chất hữu cơ chết (tảo chết) bắt đầu phân hủy. Quá trình phân hủy này tiêu thụ lượng ô-xy hòa tan trong nước, gây ra tình trạng sụt giảm ô-xy trong nước và do đó hàng loạt động vật và thực vật thủy sinh có thể bị chết. Hiện tượng tảo phát triển quá mức có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ thống thủy sinh, chẳng hạn như:

  • Làm biến đổi màu của nước, gây mất mỹ quan ao/hồ.
  • Làm bẩn nước, gây mùi hôi hoặc vị khó chịu.
  • Gây chết hoặc đầu độc các tổ chức sống khác trong hệ thống thủy sinh.

Đề xuất xử lý hồ sinh học 180,000m3 của BIOGENCY

Dựa trên hiện trạng hồ sinh học của Quý khách hàng, BIOGENCY đề xuất phương án xử lý với 5 bước chính như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh hồ sinh học, vớt rác trên bề mặt.
  • Bước 2: Lắp đặt đài phun nước nhằm mục đích lưu thông dòng nước, tăng nồng độ oxy hòa tan.
  • Bước 3: Đánh vi sinh diệt tảo.
  • Bước 4: Đánh vi sinh xử lý xác tảo.
  • Bước 5: Duy trì hiệu suất xử lý hồ sinh học.

Phương án triển khai chi tiết để xử lý hồ sinh học thoát khỏi ô nhiễm

– Bước 1: Vệ sinh hồ sinh học

  • Mục đích là vớt bỏ cá chết, rác và là cây trên bề mặt để tránh tình trạng các chất hữu cơ này phân hủy gây thêm ô nhiễm cho hồ sinh học.
  • Đồng thời việc vệ sinh giúp hồ sinh học sạch sẽ và tạo cảm quan đẹp.

– Bước 2: Lắp đặt đài phun nước nhằm mục đích lưu thông dòng nước, tăng nồng độ oxy hòa tan.

  • Bổ sung vào hồ sinh học máy sục khí bơm nổi là một loại máy sục khí để tăng oxy và luân chuyển nước trong hồ.
Máy bơm sục khí.
Máy bơm sục khí.
  • Có thể được sử dụng như máy sục khí và máy bơm nước chìm.
  • Cánh quạt làm việc tốc độ cao làm bắn tung tóe nước vào không khí – những tia nước bắn tung tóe này trộn oxy trong không khí và được đưa vào nước và lượng oxy hòa tan trong nước tăng lên.
  • Các cánh quạt hoạt động tạo ra sóng và dòng chảy – làm cho amoniac bão hòa, CO2, metan, hydro lưu huỳnh, v.v., đi ra khỏi nước – chất lượng nước được cải thiện.
  • Cách 70m thì đặt 01 máy sục thổi khí nổi.

– Bước 3: Đánh vi sinh diệt tảo trong hồ sinh học

Sản phẩm lựa chọn: Microbe-Lift PBD.

[Phương án] Xử lý hồ sinh học 180,000m3 bằng vi sinh Microbe-Lift
Men vi sinh diệt tảo hồ sinh học Microbe-Lift PBD.
STT Tên sản phẩm Mục đích Lý do lựa chọn
1 Microbe-Lift PBD Phân hủy lá, cành cây nhỏ,
trầm tích đáy trong hồ sinh học.
Chứa các enzyme và vi khuẩn có lợi giúp phân hủy lá, cành cây nhỏ, trầm tích đáy.

– Bước 4: Đánh vi sinh xử lý xác tảo trong hồ sinh học

Sản phẩm lựa chọn để xử lý hồ sinh học: Microbe-Lift IND, Microbe-Lift SA.

[Phương án] Xử lý hồ sinh học 180,000m3 bằng vi sinh Microbe-Lift
Men vi sinh xử lý xác tảo Microbe-Lift IND và Microbe-Lift SA.
STT Tên sản phẩm Mục đích Lý do lựa chọn
1 Microbe-Lift IND Phân hủy chất hữu cơ và xử lý tảo tàn trong hồ sinh học. Chứa 13 chủng vi sinh vật, thích nghi được trong 03 môi trường Hiếu khí, kị khí và tùy nghi nên rất phù hợp với môi trường ao hồ giúp:

  • Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS.
  • Phân hủy xác tảo tàn.
  • Giảm mùi hôi.
  • Làm nước trong.
2 Microbe-Lift SA Phân hủy lớp bùn đáy của hồ sinh học. Giảm thể tích bùn nhờ sự oxy hóa nhanh các hợp chất hữu cơ không phân hủy sinh học hoặc chậm phân hủy.

– Bước 5: Đánh định kì để giữ hiệu suất xử lý hồ sinh học tối ưu

Bổ sung liều lượng vi sinh duy trì theo mỗi tuần để nhằm duy trì hiệu suất xử lý hồ sinh học tối ưu.

Lưu ý: Kiểm soát lượng nước thải sinh hoạt chảy vào hồ để không làm tăng nồng độ Amonia gây khó khăn cho quá trình xử lý hồ sinh học do mất cân bằng dinh dưỡng, cá ngộ độc và chết.

Ghi chú:

  • 1 gallon =3.785 lít; 01 thùng = 6 gallon
  • Tạo sinh khối vi sinh: Kết hợp Microbe-Lift IND + Microbe-Lift SA + mật đường + nước sau đó cho sục khí. Sau đó dùng máy phun xịt áp lực phun đều lên bề mặt hồ sinh học.
  • Microbe-Lift PBD: Pha loãng với nước sạch phun đều lên bề mặt hồ.

Hiệu quả mong đợi

Hạng mục Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Cắt tảo Cắt được tảo, tảo bắt đầu chuyển từ màu xanh lá sang màu trà đậm như hình minh họa.
Tảo nổi chết trên bề mặt nhiều và phát sinh mùi tanh do tảo chết.
Tảo chìm xuống dưới đáy và nước bắt đầu trong 10 – 20% so với trước khi đánh tảo. Tảo giảm và nước trong 20 – 30% so với trước khi đánh tảo. Tảo giảm và nước trong 30
– 40% so với trước khi đánh tảo.
Mùi hôi Phát sinh mùi nhiều hơn trước lúc đánh Mùi hôi giảm 50- 60%. Mùi hôi giảm 70- 80%. Mùi hôi giảm 70- 80%.

Sau 01 tháng xử lý hồ sinh học 180,000m3 theo phương án của BIOGENCY, lớp váng tảo trên bề mặt sẽ không còn. Nước chuyển từ màu xanh lá do tảo sang màu xanh trà đậm. Mùi hôi hầu như không còn, cá không bị chết.

Trên đây là phương án xử ý tảo cho hồ sinh học với dung tích 180,000m3 nước của BIOGENCY. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn phương án xử lý hồ sinh học chi tiết phù hợp với từng hiện trạng cụ thể.

>>> Xem thêm: Hồ điều hòa giúp xử lý nước thải như thế nào?

Để lại một bình luận