Phương án xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì (8000 m3/ngày.đêm)

Nước thải từ quá trình sản xuất tinh bột mì chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ, trong đó các hợp chất chứa nitơ là một thành phần đáng chú ý. Nitơ trong nước thải này chủ yếu tồn tại dưới dạng Amoniac và các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ, cần được xử lý hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Bài viết này sẽ giới thiệu phương án xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì bằng công nghệ men vi sinh Microbe-Lift.

Phương án xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì (8000 m3/ngày.đêm)

Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì cần xử lý chỉ tiêu Nitơ

  • Loại nước xử lý: Nước thải tinh bột mì.
  • Công suất thực tế: 8000 m3/ngày.đêm.
  • Địa điểm dự án: Nhà máy mì Tây Ninh.

Tóm tắt sơ đồ công nghệ:

Phương án xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì (8000 m3/ngày.đêm)
Công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì có hệ sinh học để xử lý chỉ tiêu Nitơ.

Đánh giá hiện trạng hệ thống của BIOGENCY

Do tính chất nước thải tinh bột mì thông thường có COD từ >1000 mg/l, Tổng Nitơ trong khoảng 100 – 200 mg/l nên sẽ cần có vi sinh để xử lý.

Hàm lượng COD sau hầm Biogas còn khoảng 300 – 400 mg/l nên tỉ lệ C:N sẽ không cân bằng tỉ lệ 7:1. Do đó, cần bổ sung thêm cơ chất như mật rỉ, methanol, đường cát trắng… Hoặc bypass nước thải tại hố thu gom (tính toán lượng nước thải cần bypass).

Bảng phân tích nước thải tại phòng thí nghiệm BIOGENCY:

Phương án xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì (8000 m3/ngày.đêm)

Hiện tại, theo quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT, COD đầu ra đang vượt 2.15 lần, Tổng Nitơ đang vượt 2.2 lần.

Mục tiêu: Xử lý chỉ tiêu COD và Tổng Nitơ đầu ra đạt cột A QCVN 63:2017/BTNMT.

Tổng quan quá trình chuyển hóa Nitơ:

TN = Nitơ hữu cơ + Nitơ Ammonia (N-NH4) + Nitơ Nitrite (N-NO2) + Nitơ Nitrate (N-NO3)

Quá trình Nitrate hóa Khử Nitrate
Sơ đồ chuyển hóa N-NH4+ -> N-NO2 ->N-NO3 N-NO3 ->N2­
Chủng vi sinh vật chuyển hóa Nitrosomonas sp.,
Nitrobacter sp.
Bacillus lichenliformis,
Pseudomonas citronellolis,
Wolinella succinogenes
Có trong sản phẩm Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND
Điều kiện Nồng độ O2 hòa tan tối thiểu
DO = 3.0 mg/l
Nồng độ O2 hòa tan
DO < 0.2 mg/l
pH từ 7.0 – 8.5
(tối ưu 7.5 – 8.0)
pH từ 7.0 – 8.5
Nhiệt độ từ 20 – 35℃
(tối ưu 24 – 30℃)
Nhiệt độ từ 30 – 36℃
Yêu cầu nguồn cacbon vô cơ
(CO32-, HCO3, …)
Yêu cầu nguồn cacbon hữu cơ
(Methanol, mật rỉ, …)
Vị trí Bể hiếu khí (Aerotank) Bể thiếu khí (Anoxic)

Phương án thực hiện xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì (8000 m3/ngày.đêm)

Bổ sung men vi sinh để tăng làm lượng bùn vi sinh (MLVSS) và men vi sinh xử lý Amonia:

Sản phẩm Vi sinh Microbe-Lift N1 Vi sinh Microbe-Lift IND
Công dụng + Chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp. giúp chuyển hóa Amonia về dung Nitrite và chủng vi khuẩn Nitrobacter sp. giúp chuyển hóa từ Nitrite về dạng Nitrate.
+ Giúp tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa lên đến tối đa 90%.
+ Chứa 13 chủng vi sinh vật mạnh.
+ Mật độ vi sinh và thích nghi nước thải cao.
+ Giúp tăng lượng MLVSS trong bể.
+ Giúp bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.
+ Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS.
Vị trí Bể Anoxic và Aerotank
Phương án xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì (8000 m3/ngày.đêm)
Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 giúp xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì đạt chuẩn.

Liều lượng sử dụng:

TT Thời gian cấy vi sinh Bể Anoxic Bể Aerotank
MicrobeLift IND MicrobeLift IND MicrobeLift N1
1 Ngày 1 – ngày 2 2.4 gallons 3.5 gallons 1 gallons
2 Ngày 3 – ngày 7 2.5 gallons 4.5 gallons 1.5 gallons
3 Ngày 8 – ngày 30 5.1 gallons 6 gallons 3.5 gallons
4 Tháng đầu tiên 10 gallons 14 gallons 6 gallons
5 Duy trì tháng tiếp theo 5 gallons 6 gallons 4 gallons

Lưu ý để tăng khả năng xử lý Tổng Nitơ và Nitrat cần:

  • Thường xuyên kiểm tra nồng độ Clorin đầu vào tránh ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy vi sinh.
  • Cần làm thêm đường bypass từ hố thu gom về Anoxic để bổ sung duy trì tỉ lệ C:N là 7:1.
  • Nạp Bypass từ hố thu gom về Anoxic mỗi ngày là 10 m3/h, 240 m3/ngày.

Hiệu suất mong đợi sau 01 tháng sử dụng men vi sinh:

  • Hiệu suất xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì được cải thiện, hệ thống hoạt động ổn định.
  • Nước thải chỉ tiêu COD, BOD, TSS, Nitơ tổng theo cột A của QCVN 63:2017/BTNMT.

Trên đây là phương án tăng hiệu suất xử lý Nitơ nước thải tinh bột mì bằng công nghệ vi sinh Microbe-Lift của BIOGENCY. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi qua số HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải tinh bột: Quy trình xử lý và kinh nghiệm vận hành

Trả lời