Phương pháp vật lý xử lý nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản thường gây lo ngại do chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Để loại bỏ chất ô nhiễm tối ưu nhất, nên sử dụng phương pháp vật lý xử lý nước thải chế biến thủy sản trước khi áp dụng quy trình xử lý sinh học hoặc xử lý hóa học. Có những phương pháp vật lý nào được áp dụng? Hãy cùng Biogency theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây.

phương pháp vật lý xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hàm lượng chất ô nhiễm từ nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản thường gây lo ngại bao gồm các thông số ô nhiễm, nguồn thải quá trình và các loại chất thải. Nhìn chung, nước thải chế biến thủy sản có thể được đặc trưng bởi các chỉ tiêu hóa lý, chất hữu cơ, hàm lượng Nitơ và Phốtpho. Các thông số ô nhiễm quan trọng của nước thải chế biến thủy sản là nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), chất béo, dầu mỡ (FOG).

Như trong hầu hết các loại nước thải công nghiệp, các chất gây ô nhiễm có trong nước thải chế biến hải sản là một hỗn hợp không xác định của các chất, chủ yếu là hữu cơ trong tự nhiên.

Nước thải chế biến thủy sản chứa nồng độ cao các chất hữu cơ, đặc biệt là COD và Nitơ

Hình 1. Nước thải chế biến thủy sản chứa nồng độ cao các chất hữu cơ, đặc biệt là COD và Nitơ.

Phương pháp vật lý xử lý nước thải chế biến thủy sản

Để loại bỏ chất ô nhiễm tối ưu nhất, nên sử dụng phương pháp vật lý xử lý nước thải chế biến thủy sản trước khi áp dụng quy trình xử lý sinh học hoặc xử lý hóa học. Một lưu ý chính trong việc thiết kế hệ thống xử lý là chất rắn phải được loại bỏ càng nhanh càng tốt.

Người ta nhận thấy rằng thời gian lưu giữ giữa quá trình tạo chất thải và loại bỏ chất rắn càng dài, thì BOD5 và COD hòa tan càng lớn với sự giảm thu hồi sản phẩm phụ tương ứng. Đối với nước thải chế biến thủy sản, các quy trình xử lý vật lý chính là sàng lọc, lắng cặn, cân bằng dòng chảy và tuyển nổi không khí hòa tan. Các quá trình này thường sẽ loại bỏ tới 85% tổng chất rắn lơ lửng và 65% BOD5 và COD trong nước thải.

Thiết bị lược rác và cặn hữu cơ của hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

Hình 2. Thiết bị lược rác và cặn hữu cơ của hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản.

– Sàng lọc

Các chất rắn có kích thước tương đối lớn (0.7 mm hoặc lớn hơn) có thể được loại bỏ bằng cách sàng lọc. Đây là một trong những quá trình tiền xử lý phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà máy chế biến thực phẩm, vì nó có thể làm giảm lượng chất rắn thải ra ngoài một cách nhanh chóng.

Thông thường, thiết bị sàng lọc đơn giản nhất bao gồm một màn chắn tĩnh dòng chảy qua, có lỗ rỗng khoảng 1 mm. Trong các nhà máy chế biến thủy sản quy mô nhỏ, quá trình sàng lọc thường được sử dụng với các bể lắng đơn giản.

– Lắng cặn (lắng trọng lực)

Lắng tách chất rắn khỏi nước bằng cách sử dụng trọng lực giúp lắng đọng các phân tử rắn nặng hơn. Ở dạng lắng đơn giản nhất, các hạt nặng hơn nước sẽ lắng xuống đáy bể hoặc chậu.

Bể lắng được sử dụng nhiều trong công nghiệp xử lý nước thải và thường thấy ở nhiều cơ sở sản xuất chăn nuôi, chế biến thủy sản. Hoạt động này không chỉ được thực hiện như một phần của quá trình xử lý sơ cấp mà còn trong quá trình xử lý thứ cấp để tách các chất rắn sinh ra trong các xử lý sinh học, chẳng hạn như bùn hoạt tính hoặc bộ lọc nhỏ giọt.

– Cân bằng dòng chảy

Cân bằng dòng chảy rất quan trọng trong việc giảm tải thủy lực trong dòng thải. Các cơ sở cân bằng bao gồm bể chứa và thiết bị bơm được thiết kế để giảm sự dao động của các dòng chất thải. Bể cân bằng sẽ lưu trữ các dòng thủy lực dâng quá mức và ổn định tốc độ dòng chảy thành tốc độ xả đồng đều trong 24 giờ một ngày. Bể có đặc điểm là lưu lượng vào bể thay đổi và lưu lượng ra ngoài không đổi.

– Tách dầu và mỡ

Nước thải chế biến thủy hải sản chứa một lượng dầu và mỡ khác nhau, tùy thuộc vào quy trình sử dụng, loài thủy sinh được chế biến và quy trình sản xuất của mỗi nhà máy. Tách trọng lực có thể được sử dụng để loại bỏ dầu và mỡ, với điều kiện là các hạt dầu đủ lớn để nổi lên bề mặt và không bị nhũ hóa; nếu không, nhũ tương phải được phá vỡ trước tiên bằng cách điều chỉnh pH. Nhiệt cũng có thể được sử dụng để phá vỡ nhũ tương nhưng nó có thể không mang tính kinh tế trừ khi có sẵn hơi nước dư thừa.

Bể tách mỡ trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến cá da trơn

Hình 3. Bể tách mỡ trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến cá da trơn.

– Tuyển nổi

Tuyển nổi là một trong những quá trình loại bỏ hiệu quả nhất đối với các chất huyền phù có chứa dầu và mỡ. Quá trình phổ biến nhất là tuyển nổi không khí hòa tan (DAF), là quy trình xử lý chất thải trong đó dầu, mỡ và các chất lơ lửng khác được loại bỏ khỏi dòng thải.

—–

Sàng lọc, lắng cặn, cân bằng dòng chảy, tách dầu mỡ và tuyển nổi là những phương pháp vật lý xử lý nước thải chế biến thủy sản phổ biến. Sử dụng phương pháp vật lý kết hợp với xử lý sinh học để xử lý nước thải chế biến thủy sản là cách làm tối ưu giúp nước thải đạt chuẩn nhanh và an toàn cho môi trường. Để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng vi sinh