Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản từ nguyên liệu

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Đặc biệt là các mặt hàng như: cá tra, cá Basa, tôm, mực…Bên cạnh việc mang lại giá trị kinh tế, ngành chế biến thủy sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn. Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản được thực hiện như thế nào? Cùng Biogency tìm hiểu ở bài viết sau.

phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Nguồn phát sinh nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản phát sinh từ hai nguồn chính, đó là: Nước thải trong quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy.

– Nước thải trong quá trình sản xuất chiếm gần 90%, gồm:

  • Nước thải các khâu nhập, sơ chế, chế biến nguyên liệu.
  • Nước thải từ quá trình rửa trang thiết bị máy móc.
  • Nước thải từ khâu vệ sinh các khu chế xuất và nhà xưởng.

Trong nước thải sản xuất chứa nhiều thành phần hữu cơ gồm các chất béo, protein, cặn bã, vi sinh vật, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng.

– Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu vực vệ sinh, khu vực nhà ăn và bếp. Nước thải sinh hoạt thường chứa một số chất dinh dưỡng, chất tẩy rửa và cặn bã.

Khâu chế biến nguyên liệu của 1 số nhà máy chế biến thủy sản

Hình 1. Khâu chế biến nguyên liệu của 1 số nhà máy chế biến thủy sản.

Dây chuyền chế biến thủy hải sản thông thường

Hình 2. Dây chuyền chế biến thủy hải sản thông thường.

Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản

Thành phần nước thải phát sinh từ chế biến thủy sản có nồng độ COD, BOD, chất rắn lơ lửng, tổng Nitơ và Photpho cao. Nước thải có khả năng phân hủy sinh học cao thể hiện qua tỉ lệ BOD/COD thường dao động từ 0,6 đến 0,9.

Đặc biệt, trong nước thải chế biến cá da trơn có nồng độ dầu mỡ rất cao từ 250 đến 830 mg/l. Nồng độ Photpho trong nước thải chế biến tôm rất cao có thể lên tới 120mg/l.

Bảng thành phần và tính chất của các loại nước thải chế biến thủy sản:

Chỉ Tiêu Đơn Vị NTCB
Mực
NTCB
Tôm
Phân xưởng đông lạnh Cống xả
Phân xưởng đông lạnh
pH 6.62 7.32 7.14 7.08
TDS mg/l 1440 1160 1640 1410
COD mg/l 893 336 230 1200
Độ đục PTU 121 92 242 152
Độ màu Pt.Co 1674 852 2273 1600
Tổng P mg/l 21 12.56 3.75 12.44
TSS mg/l 9.5 55 36 32
Tổng N mg/l 265 176 152 198
Tổng Coliform MPN/100ml 1000 1100 19000 0.1

(Nguồn: Cao Thu Nga – Luận Văn Cao Học)

Do đó, để đạt hiệu quả tối ưu trong xử lý nước thải chế biến thủy sản, đơn vị nhà máy cần tính toán, đo lường thành phần, tính chất nước thải trong tất cả các khâu. Từ đó mới lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý đúng chuẩn và phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản phù hợp, làm sao để nước thải đầu ra đáp ứng quy định QCVN 11-MT: 2015/BTNMT.

Quy chuẩn QCVN 11-MT: 2015/BTNMT về xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hình 3. Quy chuẩn QCVN 11-MT: 2015/BTNMT về xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản cần được xử lý trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm cũng như hạn chế các tác động gây hại đến sức khỏe con người. Có 4 phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản thường áp dụng:

1. Phương pháp cơ học

Phương pháp cơ học nhằm mục đích để xử lý sơ bộ, giúp loại bỏ các tạp chất rắn kích cỡ khác nhau có trong nước thải như: rơm, cỏ, bao bì, chất dẻo, giấy, cát, sỏi…

2. Phương pháp hóa lý

Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng cụ thể nào đó. Chất này phản ứng với các tạp chất trong nước thải, biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

Những phương pháp hóa lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: Đông keo tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm lọc ngược và siêu lọc.

3. Phương pháp hóa học

Thực chất của phương pháp hóa học là đưa vào nước thải các chất phản ứng. Chất này tác dụng với các tạp chất bẩn trong nước thải và có khả năng tách chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dưới dạng hòa tan không độc hại.

4. Phương pháp sinh học

Các chất hữu cơ thường là đạm, mỡ, đường, các hợp chất chứa Phenol, chứa Nitơ có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật, do đó có thể dùng phương pháp sinh học để xử lý.

Phương pháp sinh học là quá trình nhằm phân hủy các vật chất hữu cơ ở dạng hòa tan, dạng keo và dạng phân tán nhỏ trong nước thải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật. Quá trình này xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí tương ứng với hai tên gọi thông dụng là: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí và quá trình xử lý sinh học kỵ khí (yếm khí).

Công trình hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hình 4. Công trình hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Tăng hiệu suất xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng vi sinh MicrobeLift

Vi sinh Microbe-Lift đã và đang được ưa chuộng nhất tại các hệ thống xử lý nước thải nói chung và nước thải chế biến thủy sản nói riêng. Đây là thương hiệu men vi sinh hàng đầu đến từ Hoa Kỳ. Được đội ngũ nhân sự từ phòng thí nghiệm sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC) đã tiến hành phân lập, trong đó điển hình nhất là Vi sinh Microbe-Lift IND chứa 13 chủng vi sinh chuyên biệt cho quá trình xử lý nước thải.

Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift:

  • Đa dạng chủng vi sinh, lên men nhiều giai đoạn, tích hợp nhiều vai trò.
  • Vi sinh có thể thích nghi với cả 3 môi trường: Hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí.
  • Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp – dễ dàng sử dụng.
  • Thời hạn sử dụng lâu dài – dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh.
  • Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng.
  • Xử lý được các loại nước thải phức tạp, tải lượng cao.

—–

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng sinh học khi kết hợp với men vi sinh Microbe-Lift đã cho thấy hiệu quả khi rút ngắn được thời gian xử lý của hệ thống, nước thải đạt chỉ tiêu xả thải cho phép chỉ từ 3 – 4 tuần. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Tính chất nước thải ngành chế biến thủy sản