Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm diễn ra như thế nào?

Hiểu được quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm sẽ giúp cho bà con rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề về khí độc ao nuôi tôm. Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm diễn ra như thế nào?

Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm

Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm là một quá trình lớn bao gồm 3 quá trình nhỏ diễn ra lần lượt theo trình tự: Quá trình Amôn hóa, quá trình Nitrat hóa và quá trình khử Nitrat.

Sơ đồ quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm

Hình 1. Sơ đồ quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm.

Quá trình Amôn hóa trong ao tôm

Bước đầu của quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm chính là quá trình Amôn hóa.

Quá trình Amôn hóa là quá trình phân hủy, chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ. Các hợp chất hữu cơ này có trong: Thức ăn, xác tảo tàn, phân tôm…được phân hủy bởi các vi sinh vật dị dưỡng tạo thành các hợp chất vô cơ đơn giản như NH3, NH4+, và sự bài tiết thải ra từ các tế bào cơ thể tôm qua quá trình trao đổi chất.

Quá trình Amôn hóa trong ao tôm

Hình 2. Quá trình Amôn hóa trong ao tôm.

Đa số Nitơ trong nước ao được chuyển đổi từ Nitơ hữu cơ (urê và phân) sang Nitơ Amonia qua quá trình thủy phân:

NH₂COHN₂ + H₂O + 7H+ ——> 3NH₄⁺ + CO₂

(Tảo tàn phân hủy tạo NH₂COHN₂)

Nitơ hữu cơ trước tiên phải được chuyển thành Nitơ Amonia để Nitrat hóa. Nếu không được chuyển thành Nitơ Amonia, Nitơ hữu cơ sẽ được Xiphong ra ngoài.

Quá trình Nitrat hóa trong ao tôm

Tiếp tục quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm sau bước Amôn hóa chính là quá trình Nitrat hóa.

Quá trình Nitrat hóa trong ao tôm

Hình 3. Quá trình Nitrat hóa trong ao tôm

Quá trình Nitrat hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất vô cơ Nitơ Amonia (N-NH₃, N-NH₄⁺). Trước tiên Nitơ Amonia sẽ bị oxy hóa thành Nitơ Nitrite, sau đó Nitơ Nitrite tiếp tục bị oxy hóa thành Nitơ Nitrat.

  • Nitơ Nitrate là sản phẩm cuối cùng của quá trình Nitrat hóa.
  • Quá trình Nitrat hóa quá trình hiếu khí bắt buộc (cần nhiều oxy).
  • Phải trải qua quá trình Nitrat hóa thì mới có thể khử Nitrat.

Quá trình Nitrat hóa bao gồm 2 bước với sự tham gia của 2 chủng vi khuẩn tự dưỡng hiệu quả nhất, chuyên dùng cho quá trình Nitrat hóa là: Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp.

Các bước của quá trình Nitrat hóa trong ao tôm

Hình 4. Các bước của quá trình Nitrat hóa trong ao tôm.

  • Bước 1: Vi khuẩn Nitrosomonas sp. sẽ chuyển hóa Amonia thành Nitrit trong điều kiện hiếu khí có oxy và độ kiềm.
  • Bước 2: Vi khuẩn Nitrobacter sp. sẽ chuyển hóa Nitrit về thành dạng Nitrat và cũng cần điều kiện có oxy và độ kiềm.

Quá trình khử Nitrat ao nuôi tôm

Khử Nitrat là bước cuối cùng trong quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm. Quá trình khử Nitrat là quá trình chuyển hóa N-NO₃⁻ thành khí Nitơ tự do N2. Đây là giai đoạn cuối cùng để giảm tổng Nitơ trong nước ao tôm.

Quá trình khử Nitrat

Hình 5. Quá trình khử Nitrat.

Nhóm vi khuẩn dị dưỡng tham gia vào quá trình khử Nitrat bao gồm: Pseudomonas citronellolis, Bacillus licheniformis, Wolinella succinogenes.

Tảo sử dụng Nitrat để phát triển, nên cuối vụ tảo dễ bùng phát do Nitrat cao.

Điều kiện của quá trình khử Nitrat:

  • Thực hiện trong điều kiện thiếu khí (DO < 0.5 mg/l). NO3- đóng vai trò là chất cho oxy để phân hủy chất hữu cơ.
  • pH từ 7.0 – 8.5.
  • Nguồn Carbon: Metanol (CH₃OH), Etanol (C₂H₅OH), Axit axetic (CH₃COOH), mật rỉ đường (C₆H₁₂NnaO₃S).

Làm thế nào để quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm diễn ra hiệu quả nhất?

Như ở phần trên có đề cập, quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm sẽ có sự tham gia của các chủng vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng, ứng với quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat. Do đó, việc chúng ta cần làm để quá trình chuyển hóa Nitơ này diễn ra hiệu quả nhất chính là bổ sung các chủng vi khuẩn cần thiết vào ao nuôi tôm.

– Nhóm vi khuẩn tự dưỡng cho quá trình Nitrat hóa:

Hai chủng vi khuẩn tự dưỡng hiệu quả nhất, chuyên dùng cho quá trình Nitrat hóa là:

Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp.

Đối với hai chủng vi khuẩn này, bà con có thể bổ sung cho ao nuôi tôm bằng cách sử dụng sản phẩm Microbe-Lift AQUA N1. Microbe-Lift AQUA N1 hiện là sản phẩm men vi sinh dạng lỏng duy nhất trên thị trường có chứa cùng lúc 2 chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp.

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 là dòng sản phẩm men vi sinh dạng lỏng

Hình 6. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 là dòng sản phẩm men vi sinh dạng lỏng duy nhất trên thị trường có chứa hai chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp.

– Nhóm vi khuẩn dị dưỡng cho quá trình khử Nitrat:

Nhóm vi khuẩn dị dưỡng tham gia vào quá trình khử Nitrat bao gồm: Pseudomonas citronellolis, Bacillus licheniformis, Wolinella succinogenes.

Bà con có thể sử dụng bổ sung sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Đây là sản phẩm chứa đa dạng các chủng vi sinh vật có ích đã được phân lập, bao gồm cả 3 dạng vi sinh vật hiếu khí, kị khí và tùy nghi. Các vi khuẩn Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Wolinella succinogenes có trong Microbe-Lift AQUA C giúp tăng cường quá trình khử khí độc trong ao nuôi.

Men vi sinh Microbe-Lift giúp làm sạch nước và tăng cường khả năng xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

Hình 7. Men vi sinh Microbe-Lift giúp làm sạch nước và tăng cường khả năng xử lý khí độc trong ao nuôi tôm.

Đối với tất cả các sản phẩm Microbe-lift được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi thương hiệu Biogency đều có chung các ưu điểm vượt trội:

  • Men vi sinh dạng lỏng, kích hoạt nhanh, khả năng hoạt động của vi sinh mạnh mẽ, không tốn thời gian ngâm ủ, hiệu quả nhanh chóng.
  • Sản phẩm được sản xuất 100% tại Mỹ, nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện về Việt Nam.
  • Sản phẩm đã có mặt và được sử dụng rộng rãi, hiệu quả trên toàn thế giới từ năm 1976.
  • Men vi sinh an toàn với con người, vật nuôi, môi trường sống.

—–
Mọi vấn đề còn thắc mắc về quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước ao tôm hay về các sản phẩm hỗ trợ bổ sung cho ao, bà con hoàn toàn có thể liên hệ ngay tới Biogency theo số HOTLINE 0909 538 514. Với đội ngũ kỹ sư thuỷ sản giàu kinh nghiệm, Biogency luôn sẵn sàng đồng hành trong mọi vụ nuôi tôm của bà con!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn ủ vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm hiệu quả