Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi mới nhất

Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022. Luật này được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường 2014 nhằm thể hiện rõ mục tiêu về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân. Vậy quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong chăn nuôi mới nhất sẽ bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi mới nhất

Quy định về điều kiện bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đối với các trang trại chăn nuôi

Dựa trên Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đối với các trang trại chăn nuôi như sau trong sản xuất nông nghiệp như sau:

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thú y phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và những quy định khác có liên quan.
  • Hóa chất, thuốc bảo vệ thú y có độc tính cao, bền vững, có khả năng lan truyền và tích tụ trong môi trường, gây những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người bắt buộc phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, cũng như quản lý thông tin, đánh giá, quản lý những rủi ro và phải được xử lý theo đúng quy định pháp luật.
  • Phân bón cũng như các sản phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y hay thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản khi đã quá hạn sử dụng thì bắt buộc phải được quản lý dựa theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Bao bì được sử dụng để đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, cũng như các sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong khu vực chuồng trại cần được quản lý đáp ứng đúng quy định về công tác quản lý chất thải. Xác vật nuôi bị chết do nhiễm dịch bệnh cần phải được thu gom, đảm bảo xử lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh;
  • Các loại phụ phẩm được sử dụng trong hoạt động chăn nuôi phải được thu gom nhằm sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu và sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hay phải được xử lý theo đúng quy định; tuyệt đối không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây nguy cơ ô nhiễm môi trường;
  • Việc sử dụng các loại chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc sử dụng cho các mục đích khác phải được thực hiện dựa theo quy định do Chính phủ ban hành.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng bổ sung những chính sách nhằm khuyến khích đổi mới mô hình và các phương pháp sản xuất nông nghiệp. Hướng đến sự phát triển bền vững và đảm bảo khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm tài nguyên nước, hạn chế dùng phân bón vô cơ cũng như các loại thuốc bảo vệ hóa học, các sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp gần gũi, thân thiện môi trường.

Ngoài ra, dựa theo Khoản 1 Điều 55 của Luật Chăn nuôi năm 2018, chăn nuôi trang trại cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ nguồn nước và nguồn nước này bảo đảm chất lượng để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải từ quá trình chăn nuôi;
  • Có biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Khoảng cách từ khu vực trang trại chăn nuôi đến các đối tượng chịu ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực trang trại chăn nuôi phải đảm bảo an toàn.
Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi mới nhất
Chuồng trại cần đáp ứng các yêu cầu, quy định để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Mặt khác, dựa theo Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô lớn cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 69 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, chi tiết như sau:

– Thứ nhất, các tổ chức và cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, cũng như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải đảm bảo thực hiện theo quy định về bảo vệ môi trường của pháp luật.

Tổ chức và cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, cũng như sử dụng và vận chuyển, lưu giữ, chuyển giao, xử lý hóa chất hay các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải làm đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định có liên quan như không kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y quá hạn sử dụng hoặc nằm ngoài danh mục cho phép; nơi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:

  • Vị trí nơi sản xuất phải cách xa bệnh viện, trường học, chợ tối thiểu 500 mét;
  • Đảm bảo yêu cầu về cung cấp điện, nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường và giao thông,…

Đồng thời, những hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y độc tính cao, có tính bền vững và khả năng lan truyền, tích tụ trong môi trường, gây nên tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người cần phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát và quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro, xử lý theo đúng quy định.

– Thứ hai, phân bón và các sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi quá hạn sử dụng; các loại dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc thú y đã qua sử dụng phải được xử lý theo quy định về việc quản lý chất thải.

Trong thực tế, vấn đề bao bì đựng phân bón, thuốc bị vứt bừa bãi hay các sản phẩm phân bón, xử lý môi trường trong chăn nuôi không được xử lý đúng cách là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, cần phải nắm rõ được danh mục và quy trình về quản lý chất thải để có thể thực hiện đúng cách.

– Thứ ba, các khu chuồng trại chăn nuôi tập trung cần phải có phương án bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và đảm bảo đáp ứng yêu cầu:

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực dân cư;
  • Đúng quy định, quy trình quản lý chất thải từ quá trình thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn;
  • Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi định kỳ, phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh;
  • Xác vật nuôi chết do ảnh hưởng dịch bệnh phải được quản lý theo quy định trong quản lý chất thải nguy hại và đảm bảo vệ sinh phòng bệnh.

Giải pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

– Đối với sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi hết hạn sử dụng

Để xử lý các sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi hết hạn sử dụng mà vẫn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, có thể áp dụng các giải pháp như sau:

  • Chính quyền địa phương có thể xây dựng bể chứa tại các vị trí thuận tiện, hợp lý;
  • Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng chuyển giao chất thải, vật dụng đến đơn vị có giấy phép về xử lý chất thải nguy hại theo quy định;
  • Nâng cao ý thức người dân về vứt rác thải.

– Đối với khu chăn nuôi tập trung

Khu chăn nuôi tập trung bao gồm đa dạng các loại hình, mỗi loại hình sẽ có các đặc tính về quy mô, vật nuôi khác nhau. Do đó giải pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đối với mỗi khu chăn nuôi tập trung cũng sẽ khác nhau, như:

  • Chuồng gia súc lớn: Trại chăn nuôi có tường, rào bao quanh, chuồng nuôi cách ly, chuồng nuôi tân đáo bố trí cách biệt so với khu chăn nuôi; cổng ra vào, các khu chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng cho phương tiện vận chuyển và người ra vào trại; có vị trí thuận lợi lên xuống để xuất nhập gia súc giống, thiết bị; máng ăn, máng uống đảm bảo không gây độc và dễ dàng để vệ sinh tẩy rửa;…
  • Chuồng chăn nuôi lợn: Vách chuồng nhẵn, không có góc sắc, đảm bảo vật nuôi không bị trầy xước khi cọ sát; Bố trí hợp lý vị trí, hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng hợp lý và theo quy định hiện hành; Phun thuốc sát trùng xung quanh và chuồng trại định kỳ; Phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh bên ngoài chuồng nuôi định kỳ (ít nhất 2 lần/tháng); Thu gom chất thải hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng biện pháp phù hợp;…
    >>> Xem thêm: Xử lý chất thải khi chăn nuôi heo quy mô lớn
Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi mới nhất
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi heo.
  • Chuồng nuôi gia cầm: Với trại quy mô lớn thì phải có phòng làm việc cho cán bộ chuyên môn, khu vực cho mổ khám lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm, cũng như cần có khu để dụng cụ, thuốc, sổ sách sản xuất, dịch bệnh và dùng thuốc, vacxin của gia cầm. Diện tích chuồng nuôi phù hợp số lượng gia cầm.
  • Chuồng nuôi có khu ấp trứng gia cầm: Nơi ấp trứng bố trí phù hợp, thuận lợi và bảo đảm nguyên tắc 1 chiều, tránh ô nhiễm chéo giữa các khu vực như nơi nhận, phân loại, sát trùng hay kho bảo quản, phòng để máy ấp và soi trứng, phòng để máy nở, phòng chọn trống mái, nơi đóng hộp và phòng xuất sản phẩm.

Bài viết trên là tổng hợp những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi mới nhất. Để được tư vấn thêm chi tiết về các giải pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, cũng như xử lý chất thải, mùi hôi chăn nuôi hiệu quả, hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi