Hiện nay, ngày càng có nhiều công nghệ xử lý nước thải được ứng dụng với quy trình vận hành khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình hoạt động của một số công nghệ xử lý nước thải phổ biến hiện nay.
Quy trình hoạt động của một số công nghệ xử lý nước thải
– Quy trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải AAO
Công nghệ xử lý nước thải AAO là quá trình ứng dụng hệ vi sinh kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để phân hủy chất ô nhiễm một cách liên tục
Quá trình hoạt động của công nghệ bao gồm 3 giai đoạn đó là kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí:
- Quá trình sinh học kỵ khí tại bể Anaerobic: Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ tồn tại trong nước thải. Sản phẩm tạo ra chủ yếu ở dạng khí như CO2, CH4 và tế bào vi sinh vật. Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn là giai đoạn thủy phân, lên men axit và lên men kiềm.
- Quá trình sinh học thiếu khí tại bể Anoxic: Đây là một bể rất quan trọng đối với xử lý nước thải chứa Nitơ và Photpho. Bể Anoxic sử dụng các vi sinh tùy nghi để phân hủy hợp chất hữu cơ chứa Nitơ và Photpho. Các vi khuẩn tham gia vào khử Nitrat như Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia, Pseudomonas và Achromobacter; chủng vi sinh tham gia khử Photpho là Acinetobacter. Những chất hữu cơ trong nước thải được chuyển hóa thành hợp chất không chứa Photpho hoặc có chứa Photpho nhưng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí.
- Quá trình sinh học hiếu khí tại bể Oxic: Quá trình này chuyển hóa NH4 thành NO3-, đồng thời khử BOD, COD, Sunfua,… Các chủng vi sinh vật hiếu khí được sử dụng với điều kiện oxy và độ pH phù hợp. Nitơ và Photpho có trong nước thải được các vi sinh vật dùng để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O và giải phóng ra năng lượng.
– Quy trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải SBR
Công nghệ xử lý nước thải SBR là một dạng của bể Aerotank, quy trình này xử lý nước thải theo phản ứng của từng mẻ liên tục.
Quá trình hoạt động của công nghệ SBR bao gồm 2 cụm bể là cụm bể Selector và cụm bể C-tech:
- Nước thải ban đầu được dẫn vào bể Selector. Tại bể Selector tiến hành sục khí liên tục để tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó, nước thải được chuyển đến bể C-tech.
- Hệ thống SBR đòi hỏi vận hành dựa theo chu kỳ để điều khiển xuyên suốt quá trình xử lý. Bể SBR hoạt động trên một chu kỳ tuần hoàn gồm 5 pha: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Với mỗi bước luân phiên sẽ chọn lựa kỹ lưỡng theo hiểu biết chuyên môn của các phản ứng sinh học.
– Quy trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải MBBR
Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là quá trình xử lý nước thải sử dụng các vật liệu để làm giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
Quá trình hoạt động của công nghệ MBBR được thực hiện như sau:
- Nước thải được xử lý từ các quá trình trước đó được bơm vào bể MBBR. Tại đây, giá thể trong bể được hệ thống thổi khí liên tục khuấy trộn. Từ đó các vi sinh vật sẽ bám dính vào bề mặt giá thể, đồng thời việc khuấy trộn liên tục sẽ giúp mật độ vi sinh bám trên giá thể cao hơn và nâng cao hiệu quả xử lý, hỗ trợ cho quá trình phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải.
- Nước thải sau đó sẽ đi qua bể lắng, lọc và đạt được mức xử lý dựa theo quy định hiện hành tùy vào từng loại nước thải.
– Quy trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải MBR
MBR là công nghệ xử lý nước thải kết hợp cả phương pháp lý học và sinh học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo từ nhiều sợi rỗng liên kết, mỗi sợi có cấu tạo như một màng lọc với lỗ lọc rất nhỏ mà vi sinh không có khả năng xuyên qua.
Quá trình hoạt động của công nghệ MBR được thực hiện như sau:
- Vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng hoạt động tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí, nhưng thay vì tách bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR sử dụng màng.
- Kích thước của lỗ màng MBR rất nhỏ (trong khoảng 0.01 ~ 0.2 µm), do đó bùn sinh học sẽ được giữ lại và giúp duy trì mật độ vi sinh cho bể, nâng cao hiệu suất xử lý và tiết kiệm được diện tích xây dựng hệ thống.
- Nước sạch sau quá trình xử lý sẽ được hút đến bể chứa rồi thoát ra ngoài mà không cần đi qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Kết hợp ứng dụng vi sinh vật trong các công nghệ xử lý nước thải
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, ngoài ứng dụng công nghệ xử lý, kỹ sư vận hành có thể ứng dụng kết hợp với các sản phẩm men vi sinh nhằm tăng cường, thúc đẩy hiệu quả xử lý tốt hơn.
Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift sử dụng công nghệ phân lập, được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc.) từ 1976. Mỗi chủng vi sinh chứa trong Microbe-Lift có giá trị riêng biệt và hiệu quả cho từng vấn đề trong lĩnh vực xử lý nước thải.
Một số điểm nổi bật của men vi sinh Microbe-Lift bao gồm:
- Quy trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn khép kín với công nghệ hiện đại, độc quyền từ Mỹ.
- Tập hợp đa dạng chủng vi sinh được nuôi cấy riêng lẻ và công nghệ lưu trữ “ngủ đông”.
- Công nghệ chiếu sáng bằng đèn độc quyền giúp tăng cường hiệu quả và tính năng cho sản phẩm men vi sinh.
- Khả năng thích nghi của vi sinh vật trong nhiều điều kiện môi trường từ hiếu khí, kỵ khí đến tùy nghi.
>>> Xem thêm: Tổng quan về men vi sinh Microbe-Lift
Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích về quy trình hoạt động của một số công nghệ xử lý nước thải, cũng như tăng hiệu quả xử lý nước thải bằng cách kết hợp ứng dụng vi sinh vật. Ngoài ra, để được tư vấn về công nghệ xử lý nước thải cũng như sản phẩm men vi sinh phù hợp nhất cho hệ thống, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Kết hợp công nghệ AAO-MBBR trong xử lý nước thải