4 Giai đoạn trong Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng

Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng là một trong những đặc trưng của tôm thẻ chân trắng. Sau mỗi lần lột xác, tôm sẽ tăng kích thước cũng như trọng lượng. Vì vậy, biết và hiểu rõ về quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng sẽ giúp bà con nuôi tôm đưa ra quyết định chính xác hơn trong việc điều chỉnh lượng thức ăn cũng như kiểm soát dịch bệnh.

4 Giai đoạn trong: Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng

Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng diễn ra như thế nào?

Thông thường, tôm sẽ không lột vỏ đồng loạt vào cùng một thời điểm. Chúng thường có xu hướng lột vỏ qua thời kỳ thủy triều cao hoặc trăng tròn. Quá trình lột xác còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có pH. Nếu pH trong ao cao (8.3 trở lên) tôm sẽ đợi đến khi pH hạ xuống 8.3 sẽ bắt đầu lột xác, quá trình này thường xảy ra vào ban đêm, từ 22 giờ đêm đến – 2 giờ sáng hôm sau. Đối với những con tôm khỏe mạnh thì quy trình lột xác này chỉ mất khoảng 5 – 7 phút.

– Giai đoạn 1: Chuẩn bị lột xác của tôm

Trước khi chuẩn bị lột xác, vỏ tôm thường sạch và cứng, có màu nhạt, cơ thịt lỏng lẻo, thịt không có vị và ít khoáng.

Tôm sẽ tích tụ những khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết trong máu và gan. Đây là khoảng thời gian dài nhất trong quá trình lột xác, tùy vào kích thước lớn hay nhỏ của tôm mà quá trình lột xác diễn ra nhanh hay chậm. Tôm càng lớn thì quá trình lột xác diễn ra càng lâu, đồng nghĩa với việc trọng lượng của tôm sẽ được tăng nhiều hơn.

Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng rất quan trọng đối với sự phát triển của tôm.

Hình 1. Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng rất quan trọng đối với sự phát triển của tôm.

– Giai đoạn 2: Tiền lột xác

Đây là giai đoạn mà tôm ở trạng thái ít vận động nhất, vỏ sẽ rất cứng và cơ thịt giàu chất dinh dưỡng. Nếu tôm chưa sẵn sàng, nó sẽ không lột vỏ vì điều này dễ làm cho tôm chết.

Khi tôm đã sẵn sàng lột xác (đây là giai đoạn gan tụy tôm sẽ to nhất khoảng 1.17% trọng lượng thân vì nó tích lũy chất dinh dưỡng), tôm sẽ bắt đầu tích tụ các chất dinh dưỡng để hình thành một lớp vỏ mềm bên dưới lớp vỏ cũ ở tầng biểu bì, tầng trong, chitin và các khoáng chính như Mg và Ca sẽ được hấp thụ từ lớp vỏ cũ và tích lũy vào lớp vỏ mới (lưu ý: pH phải thấp hơn 8.3), lượng khoáng này không đủ để làm cứng vỏ mới nhưng đủ để tạo một lớp màng. Đối với tôm 10 – 15gram sẽ mất khoảng 6 giờ.

– Giai đoạn 3: Lột xác

Khi lớp vỏ mới đã bắt đầu cứng và hoàn chỉnh thì lớp vỏ cũ đã giòn. Lúc này, tôm bắt đầu bơm nước vào cơ thể, làm cho cơ thể to lên và lớp vỏ cũ sẽ bung ra ở phần đỉnh đầu của thân tôm. Tôm sẽ cong cơ thể và búng mạnh để lớp vỏ cũ bung ra hết. Kích thước và trọng lượng của tôm sẽ tăng lên ngay sau khi tôm lột xác, nhưng cơ thịt vẫn còn mềm.

– Giai đoạn 4: Sớm sau lột xác và sau lột xác

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng. Lúc này, tôm lột sẽ hạn chế tiếp thu năng lượng nên cơ thể tôm rất yếu, chưa thể bơi đi xa được chỉ có thể búng 2 – 3 lần để chống lại kẻ thù. Đồng thời, lớp vỏ chitin chưa hoàn thiện khiến tôm dễ bị nguy hiểm. Tôm lột cần hấp thu các khoáng chất từ nước (đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính) để làm cứng vỏ nhanh nhất có thể, thông thường dưới 1 giờ. Nếu nó mất nhiều thời gian hơn thì khả năng bị ăn thịt sẽ cao hơn.

Vỏ tôm sau khi lột xác.

Hình 2. Vỏ tôm sau khi lột xác.

Các yếu tố cần thiết cho sự lột xác của tôm

  • pH không được vượt mức 8.3.
  • Độ kiềm thích hợp ở mức 120ppm.
  • Bắt buộc đảm bảo rằng lượng oxy phải đủ vì sau khi lột xác tôm cần gấp đôi lượng oxy để hô hấp.
  • Các tỷ lệ khoáng phải hợp lý: Mg, Ca, K, P,…
  • Muối.

Lưu ý:

  • Bà con không được sử dụng các chất kích thích hoặc Hormone để ép tôm lột xác vì điều này sẽ dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
  • Nếu quá trình lột xác diễn ra vào trời mưa, nước mưa cùng với pH thấp sẽ kích thích tôm lột vỏ nhưng lúc này ao nuôi đang thiếu oxy, khí độc cao, nước lạnh và thiếu khoáng. Bà con cần bổ sung vôi để duy trì pH và ngăn chặn tôm lột vỏ. Vào mỗi trận mưa lớn mà con nên tăng cường sục khí và cắt giảm cho ăn, đồng thời kiểm tra pH sau 2 – 3 tiếng.
  • Bà con có thể tham khảo thêm sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 xử lý khí độc, giúp hạn chế hình thành khí độc và ổn định ao suốt vụ nuôi.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bà con hiểu rõ phần nào về Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng. Mọi thắc mắc bà con có thể gọi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ. Làm thế nào để tôm lột vỏ thuận lợi?