Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản cơ bản hiện nay

Nước thải chế biến thủy sản phần lớn là các protein và các chất béo. Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Quy trình xử lý loại nước thải này như thế nào? Và cần lưu ý gì khi vận hành hệ thống để việc xử lý đạt hiệu quả tối ưu? Hãy cùng xem bài viết được Biogency chia sẻ dưới đây.

Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản cơ bản hiện nay

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản cơ bản

Nước thải chế biến thủy sản phần lớn là các protein và các chất béo. Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt, thường áp dụng quy trình xử lý cơ bản theo sơ đồ sau:

Sơ đồ công nghệ cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản hiện nay.

Hình 1. Sơ đồ công nghệ cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản hiện nay.

Theo sơ đồ trên, để xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả, thông thường nước thải sẽ đi qua các bước:

  • Bể điều hòa.
  • Bể hóa lý/Hệ hóa lý.
  • Bể kỵ khí UASB.
  • Bể thiếu khí Anoxic.
  • Bể hiếu khí Aerotank.
  • Bể lắng, lọc.
  • Bể khử trùng.
  • Xả thải.

Mỗi bể/hệ trên có vai trò gì trong quá trình xử lý nước thải chế biến thủy sản? Và làm thế nào để chúng vận hành hiệu quả nhất! Hãy cùng Biogency xem tiếp nội dung dưới đây.

Mô tả các yếu tố có trong quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản và cách vận hành chúng hiệu quả

– Bể điều hòa:

Bể điều hòa là vị trí tiếp nhận nước thải đầu tiên từ xưởng sản xuất. Tại đây, nước thải được tập trung và ổn định về nồng độ các thành phần ô nhiễm cần xử lý như COD, Nitơ Amonia, Nitơ tổng, Phospho,… trước khi đưa về hệ xử lý phía sau.

Cách vận hành bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả:

  • Với cơ chế hoạt động của nhà máy chế biến thủy sản, sẽ có những thời điểm nguồn nước thải đầu vào có dư lượng hóa chất tẩy rửa lớn (do vệ sinh sàn, sát khuẩn,…) chủ yếu là Clo và các hợp chất tương tự. Nếu không được xử lý và để nó đi vào hệ thống sinh học phía sau sẽ rất dễ gây ra hiện tượng sốc tải vi sinh, nồng độ cao và kéo dài thì sẽ có thể chết vi sinh. Tuy nhiên, Clo khá kém bền, do đó tại bể điều hòa này ta có thể tăng cường sục khí mạnh thì có thể loại bỏ Clo ra khỏi nước thải.
  • Bể điều hòa có chức năng chính và quan trọng nhất là điều hòa nồng độ ô nhiễm đầu vào. Tại bể điều hòa này, chúng ta cần chú ý đến khả năng chứa, sục khí để có thể tăng hiệu suất xử lý của hệ thống.

– Hệ hóa lý:

Trong hệ này, thông thường sẽ có 2 bộ phận bao gồm 1 bể keo tụ tạo bông và 1 bể lắng hóa lý:

  • Bể keo tụ tạo bông là nơi sẽ diễn ra quá trình phản ứng giữa hóa chất keo tụ và nước thải. Nước thải sẽ được bơm qua bể keo tụ, quá trình keo tụ sẽ diễn ra với sự có mặt của PAC và Polymer. Sau đó nước thải sẽ được đưa qua bể lắng hóa lý. Ở bể lắng hóa lý, xảy ra quá trình lắng tách pha (bùn hóa lý và nước sau lắng). Bùn sau lắng sẽ được bơm về bể chứa bùn và xử lý, nước thải sau lắng hóa lý đi vào hệ thống xử lý tiếp theo.
  • Hệ hóa lý sẽ có nhiệm vụ chính đó phân tách, loại bỏ thành phần ô nhiễm như chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,… Ngoài ra, trong quá trình xử lý thì chỉ tiêu Phospho cũng được xử lý chủ yếu ở hệ hóa lý. Hiệu suất xử lý Phospho tổng của hệ thống phụ thuộc lớn vào hiệu suất xử lý ở hệ hóa lý này.

– Bể UASB:

Bể kỵ khí UASB (bể U) là một thành phần quan trọng trong các hệ thống xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao hiện nay như nước thải chế biến thủy sản. Ngoài chức năng chính của bể U là xử lý phần lớn nồng độ COD, TSS,… thì cũng có một quá trình diễn ra rất quan trọng trong bể U đó là quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ sang Nitơ vô cơ, ở đây là quá trình chuyển hóa từ Nitơ hữu cơ sang Amonia. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý Nitơ tổng của hệ thống cũng như chỉ số Nitơ tổng đầu ra.

Vận hành bể kỵ khí UASB đòi hỏi phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao để có thể nhận ra những vấn đề và sự cố một cách nhanh nhất, ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của cả hệ thống.

– Cụm bể Anoxic – Aerotank:

Cụm bể này có chức năng xử lý các thành phần ô nhiễm như COD, TSS,… đặc biệt là xử lý Nitơ. Vị trí bể Anoxic có thể đặt trước hoặc sau bể Aerotank là tùy thiết kế. Tuy nhiên chức năng chính của nó vẫn là khử Nitrate về Nitơ tự do. Tương tự như bể Anoxic, bể Aerotank là nơi diễn ra quá trình Nitrate hóa (chuyển hóa Nitơ Amonia thành Nitơ Nitrate).

Cách vận hành bể Anoxic – Aerotank trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả:

Khi vận hành cụm bể này cần lưu ý đến các thông số của nước thải, dinh dưỡng Cacbon, đường nội tuần hoàn,…Ví dụ:

  • Tại bể Anoxic cần quan tâm đến pH, cân bằng dinh dưỡng C:N:P, lưu lượng nội tuần hoàn và thời gian lưu nước tại bể để hiệu suất quá trình khử Nitrate diễn ra hiệu quả cao nhất.
  • Tại bể Aerotank, cần lưu ý đến độ pH, độ kiềm kH, độ mặn,… Những chỉ tiêu trên ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý Amonia của hệ thống.

Bộ đôi sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift chuyên biệt xử lý Nitơ trong nước thải.

Hình 2. Bộ đôi sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift chuyên biệt xử lý Nitơ trong nước thải.

>>> Xem thêm: Giải Pháp Xử Lý Nitơ, Amonia hiệu quả bằng Men vi sinh Microbe-Lift

– Cụm bể lắng, khử trùng:

Như tên gọi thì chức năng chính của cụm bể này là tách pha bùn và nước sau xử lý sinh học, đồng thời xử lý (khử trùng) các chỉ tiêu còn lại để nước thải đầu ra xử lý đạt chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định.

Lưu ý khi vận hành bể lắng và bể khử trùng:

  • Khi vận hành bể lắng, cần quan tâm đến các hiện tượng như bùn nổi, tính chất nước sau lắng (nước trong, đục, có lắng cặn,…) để có thể phát hiện và nắm được các sự cố có thể xảy ra.
  • Tại bể khử trùng cần tính toán hóa chất chính xác, phù hợp để hiệu quả xử lý tốt nhất, tránh dư thừa.

Hiểu rõ về công nghệ, quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản và các yếu tố có trong đó sẽ giúp bạn vận hành hệ thống trơn tru hơn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về xử lý nước thải chế biến thủy sản. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp sinh học giúp xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng vi sinh