Phương pháp nuôi tôm RAS và Biofloc, có gì khác biệt?

Nuôi tôm tuần hoàn RAS và Biofloc là hai phương pháp nuôi còn khá mới mẻ đối với ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở Việt Nam chúng ta. Nhìn chung, hệ thống nuôi tôm tuần hoàn nước sạch RAS và Biofloc là đều là hai loại hệ thống trong nhà kín. Vậy hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu điểm khác biệt giữa 2 phương pháp này nhé!

Phương pháp nuôi tôm RAS và Biofloc, có gì khác biệt?

Tìm hiểu về Phương pháp nuôi tôm RAS và Biofloc

– Phương pháp nuôi tôm RAS là gì?

Hệ thống lọc tuần hoàn RAS (Recirculating Aquaculture System) là một mô hình nuôi trồng thủy sản khép kín, cho phép tái sử dụng lại nước sau khi đã qua xử lý giúp giảm thiểu tối đa được lượng nước thải ra môi trường.

Thay vì xả thải nước nuôi trực tiếp ra thẳng môi trường như các phương pháp nuôi truyền thống khác, thì hệ thống RAS sử dụng các công nghệ lọc và xử lý nước tiên tiến, loại bỏ các chất thải độc hại, tạo môi trường nước sạch và giàu oxy cho tôm sinh trưởng và phát triển. Xem thêm: Xu hướng áp dụng hệ tuần hoàn RAS trong nuôi trồng thủy sản>>>

Phương pháp nuôi tôm RAS và Biofloc, có gì khác biệt?
Nuôi tôm ứng dụng phương pháp hệ RAS.

– Phương pháp nuôi tôm Biofloc là gì?

Công nghệ Biofloc (BFT) là quá trình tự Nitrat hóa trong ao tôm mà không cần thay nước. Biofloc là tập hợp một khối các chất hữu cơ lơ lửng có trong nước như: tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, thức ăn dư thừa, các vi sinh vật,… Mỗi hạt floc thường được gắn kết với nhau trong một ma trận lỏng lẻo với các chất nhờn được tiết ra từ vi khuẩn, chúng bị tác động bởi các sinh vật dạng sợi hoặc do lực hút tĩnh điện.

Trong đó các vi sinh vật dị dưỡng thường chiếm ưu thế cao hơn do chúng được gắn kết với nhau bằng Polyhydroxy Alkanoat tạo thành khối bông, xốp, màu vàng nâu. Biofloc có khả năng đồng hóa các loại chất thải hữu cơ chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian rất ngắn giúp cải thiện môi trường nước mà không cần ánh sáng như các loại tảo.

Phương pháp nuôi tôm RAS và Biofloc, có gì khác biệt?
Nuôi tôm ứng dụng phương pháp Biofloc.

Phương pháp nuôi tôm RAS và Biofloc, có gì khác biệt?

Phương pháp nuôi tôm RAS Phương pháp nuôi tôm Biofloc
Nguyên lý hoạt động Hoạt động trên nguyên tắc tuần hoàn và xử lý liên tục. Nước trong ao nuôi sau khi được sử dụng sẽ dẫn qua hệ thống lọc nhiều bước, bao gồm: ao lắng, lọc cơ học, ao sinh học, hệ thống sục khí và bơm nước tuần hoàn. Các chất thải và độc tố như Amoniac được loại bỏ khỏi nước trước khi tái sử dụng. Hoạt động dựa trên nguyên tắc duy trì mật độ vi sinh vật trong nước, tạo điều kiện để các vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ và Amoniac thành dạng dinh dưỡng có thể hấp thụ bởi tôm. Đối với mô hình nuôi này, nước ít được thay hơn, thay vào đó hệ sinh thái vi sinh vật sẽ tự cân bằng.
Chất lượng nước Hệ thống RAS giúp tiết kiệm đến 90% lượng nước so với cách nuôi truyền thống. Hệ thống RAS cần duy trì chất lượng nước ổn định và liên tục thông qua hệ thống lọc, đòi hỏi giám sát và điều chỉnh các thông số như: pH, oxy hòa tan, nhiệt độ. Khác với nuôi tuần hoàn RAS, chất lượng nước Biofloc phụ thuộc vào sự ổn định của hệ thống vi sinh vật. Biofloc giúp duy trì hàm lượng amoniac thấp nhưng có thể làm tăng độ đục của nước do sự phát triển quá mức của vi sinh vật.
Mật độ nuôi Mô hình nuôi này cho phép mật độ thả nuôi cao hơn vì nước được liên tục làm sạch và tái sử dụng, tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt hơn. Cũng hỗ trợ mật độ thả nuôi cao nhờ khả năng xử lý Amoniac thông qua vi sinh vật, tuy nhiên phương pháp nuôi này bị giới hạn bởi khả năng duy trì hệ thống vi sinh ổn định.
Chi phí vận hành Chi phí đầu tư ban đầu thường cao hơn do phải chuẩn bị hệ thống lọc phức tạp, bể chứa, máy móc để xử lý nước.

Chi phí vận hành cũng cao do tiêu thụ năng lượng để bơm nước và điều chỉnh các yếu tố môi trường khác

Chi phí ban đầu thường thấp hơn so với nuôi tuần hoàn RAS, tuy nhiên vẫn cần theo dõi hệ thống vi sinh vật thường xuyên để có những phương pháp xử lý kịp thời. Đối với phương pháp này, tôm nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn nên cũng tiết kiệm được chi phí hơn.
Tác động từ môi trường Giảm thiểu được lượng nước thải ra môi trường do sử dụng phương pháp lọc tuần hoàn và nước sẽ được tái sử dụng. Tuy nhiên vẫn cần phải xử lý bùn và các chất thải sinh học khác phát sinh từ hệ thống. Cũng giảm thiểu được lượng nước thải ra môi trường do nước ít được thay, đồng thời sử dụng vi sinh vật để xử lý các chất thải có trong bể nuôi. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt được sẽ dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các vi sinh vật
Ưu và nhược điểm
  • Ưu điểm: Kiểm soát tốt chất lượng nước.
  • Nhược điểm: Chi phí cao,đòi hỏi kỹ thuật nuôi phức tạp.
  • Ưu điểm: Tiết kiệm nước và giảm các chi phí khác.
  • Nhược điểm: Không thích hợp với các loài thủy sản sống ở môi trường nước trong.
Ứng dụng thực tế Thường được sử dụng trong các hệ thống nuôi với quy mô lớn, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và kiểm soát môi trường. Phù hợp cho những hệ thống nuôi nhỏ hơn hoặc trung bình, đặc biệt là trong nuôi tôm.

Cả 2 phương pháp nuôi tôm tuần hoàn RAS và Biofloc đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điểm chung của RAS và Biofloc là đều được nhiều bà con áp dụng và đã mang lại mùa vụ thành công. Mọi thắc mắc về nuôi tôm tuần hoàn RAS và Biofloc, bà con có thể liên hệ ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc Quý bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm

Để lại một bình luận