Rong đá trong ao nuôi tôm là một vấn đề phổ biến đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, nhất là các ao nuôi quảng canh. Hiểu rõ về rong đá và biết cách xử lý chúng hiệu quả giúp các hộ nuôi tôm duy trì năng suất cao và bảo vệ môi trường nuôi trồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây ra rong đá trong ao nuôi tôm, những tác động tiêu cực của chúng và những phương pháp xử lý tối ưu để đảm bảo một mùa vụ thành công.
Rong đá là gì? Nguyên nhân xuất hiện rong đá trong ao nuôi tôm
– Rong đá là gì?
Rong đá, hay còn gọi là tảo đá, là một loại tảo nước ngọt có khả năng bám dính vào các bề mặt dưới nước như đá, cọc hoặc các vật thể khác trong ao nuôi tôm. Chúng thường có hình dạng dạng sợi, dày và cứng, có màu xanh lục hoặc xanh nâu.
Rong đá có khả năng phát triển nhanh chóng trong môi trường ao nuôi tôm và nếu bùng phát có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho nước ao. Rong đá thường bắt gặp tại các ao nuôi tôm quảng canh hơn là ao bạt, bạt đáy.
– Nguyên nhân xuất hiện rong đá trong ao nuôi tôm
Sự xuất hiện của rong đá trong ao nuôi tôm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Dinh dưỡng dư thừa: Rong đá phát triển mạnh mẽ trong môi trường có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là Nitrat và Photphat. Sự dư thừa này thường đến từ thức ăn thừa và phân của tôm.
- Ánh sáng mặt trời: Rong đá là một loại tảo nên cần ánh sáng mặt trời để quang hợp và phát triển. Nếu ao nuôi tôm có điều kiện ánh sáng tốt, đặc biệt là ở các vùng nước nông sẽ xuất hiện nhiều trong.
- Không kiểm soát chất lượng nước và các biện pháp kiểm soát tảo: Quản lý không tốt về chất lượng nước, thiếu kiểm soát tảo/thực vật trong quá trình nuôi sẽ hình thành và sự phát triển mạnh mẽ của chúng.
- Môi trường nước tĩnh: Rong đá phát triển tốt trong môi trường nước tĩnh hoặc ít lưu thông. Nếu ao nuôi tôm thiếu hệ thống sục khí, lưu thông nước thì rong đá sẽ dễ dàng bùng phát.
- Điều kiện môi trường: Nhiệt độ nước, pH và độ mặn đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của rong đá. Các điều kiện này nếu thuận lợi sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của tảo.
Rong đá ảnh hưởng như thế nào đối với ao nuôi tôm?
Những tảo bám này quá nhiều gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý môi trường ao nuôi còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Khi rong đá xuất hiện, chúng có thể làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển thậm chí là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý ở tôm. Sự xuất hiện của rong đá trong ao nuôi tôm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cụ thể như:
- Giảm chất lượng nước: Tương tự như các loài tảo không có lợi, rong đá phát triển mạnh làm giảm chất lượng nước do chúng cạnh tranh oxy với tôm, đặc biệt vào ban đêm khi quá trình quang hợp ngừng lại và quá trình hô hấp của tảo tiếp tục. Hiện tượng thiếu oxy trong ao làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm.
- Cản trở việc quản lý ao nuôi: Lớp rong đá dày cản trở việc quản lý và vệ sinh ao nuôi, làm khó khăn cho việc kiểm tra và thu hoạch tôm. Nó cũng có thể làm tắc nghẽn các thiết bị và hệ thống thiết bị ao nuôi.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm: Rong đá dày đặc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh và các tác nhân gây hại khác phát triển và trú ngụ, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm. Ngoài ra, rong đá che phủ và cản trở tôm bắt mồi, giảm sức tiêu thụ thức ăn của tôm.
Cách xử lý rong đá trong ao nuôi tôm
Xử lý rong đá làm sao để không gây hại với ao đang có tôm hoặc tránh biến động đến môi trường là điều cần quan tâm. Nên kết hợp vớt rong thủ công và bổ sung vi sinh có lợi sau đó để ổn định môi trường.
Bà con có thể tham khảo cách xử lý rong đá trong ao nuôi tôm như sau:
- Trước tiên bà con chọn thời điểm thời tiết tốt, tiến hành vớt rong đá bằng cách sử dụng lưới hoặc vợt để vớt rong đá ra khỏi ao. Đây là cách làm thủ công nhưng hiệu quả trong việc giảm lượng rong đá trong ao. Hoặc kết hợp sử dụng thiết bị cơ học như máy hút bùn hoặc máy cắt rong để loại bỏ rong đá.
- Tiếp tục dùng men vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD để loại bỏ xác rong còn đọng lại ao và duy trì tảo không bùng phát. Với liều lượng sử dụng 56,5 gram cho 1000m3 nước. Dùng 3 nhịp liên tục vào 8 – 10 giờ tối. Nên dùng sản phẩm định kỳ 10 ngày/lần trong suốt vụ nuôi để kiểm soát tảo bùng phát.
- Sau đó dùng các men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C để gây lại màu nước tạo màn che phủ đồng thời ngăn cản sự chiếu sáng xuống đáy ao. Hoặc một số chế phẩm enzyme có khả năng phân hủy tế bào tảo mà không gây hại cho tôm trong ao.
Đồng thời quản lý dinh dưỡng như giảm thiểu việc dư thừa thức ăn, sử dụng thức ăn chất lượng cao. Giữ pH nước trong khoảng 7.5 – 8.5, độ kiềm của nước nên duy trì trong khoảng 80 – 120 mg/L CaCO3 để ổn định môi trường nước, hạn chế rong đá phát triển. Kiểm tra các chỉ số chất lượng nước như pH, DO, NH3, NO2 và PO4 để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về rong đá trong ao nuôi tôm, cũng như cần tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý rong đá, bà con có thể liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay. BIOGENCY chúc bà con có mùa vụ nuôi tôm thành công!
>>> Xem thêm: Xử lý nước trong nuôi tôm, làm sao cho hiệu quả?