Mương Oxy hóa là giải pháp thích hợp nhất để khử Nitơ đối với một số loại nước thải ô nhiễm Nitơ cao như: Nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên, nước thải chế biến thực phẩm, nước thải chế biến thủy hải sản… Làm cách nào để tăng hiệu suất xử lý Nitơ của mương Oxy hóa?
Sơ đồ công nghệ mương Oxy hóa
Mương oxy hóa là một quá trình xử lý sinh học cải tiến dựa trên công nghệ bùn hoạt tính với thời gian lưu bùn dài (SRT). SRT dài tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình Nitrat hóa và loại bỏ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Mương oxy hóa được trang bị hệ thống cấp khí để cung cấp oxy cho các vi sinh vật hoạt động, giúp xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính.
Hình 1. Mương oxy hóa có thể đạt hiệu suất xử lý Nitơ lên tới 99%.
Sơ đồ quy trình điển hình cho nhà máy bùn hoạt tính sử dụng mương oxy hóa được thể hiện trong hình dưới đây:
Hình 2. Sơ đồ công nghệ mương oxy hóa.
Trong khu vực hiếu khí của mương oxy hóa, các vi sinh vật tự dưỡng (vi khuẩn Nitrat hóa) có thể oxy hóa Amoniac (N-NH3) thành Nitrit (N-NO2-) và sau đó là Nitrat (N-NO3-). Trong khu vực thiếu khí, các vi sinh vật dị dưỡng có thể chuyển Nitrat và sau đó quay trở lại khí Nitơ (N2) thải ra khí quyển.
Mương oxy hóa là giải pháp thích hợp nhất để khử Nitơ đối với một số loại nước thải ô nhiễm Nitơ cao như: Nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên, nước thải chế biến thực phẩm, nước thải chế biến thủy hải sản khi nhà máy có diện tích đất lớn.
Quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat hóa xảy ra đồng thời trong mương oxy hóa với hiệu suất lên tới 93,5 – 99%. Kết thúc 02 quá trình này, khí Nitơ được giải phóng vào bầu khí quyển.
Ưu điểm của mương Oxy hóa trong xử lý nước thải
Quá trình xử lý sinh học bằng mương oxy hóa thường bao gồm một đơn nguyên hoặc đa nguyên trong một lưu vực hình bầu dục hoặc hình móng ngựa. Các thiết bị sục khí được lắp đặt theo chiều ngang hoặc chiều dọc giúp nước thải lưu thông, chuyển oxy và sục khí trong mương.
Ưu điểm của công nghệ mương oxy hóa so với các quá trình xử lý sinh học khác:
- Hiệu suất loại bỏ chất hữu cơ cao, chi phí vận hành và bảo trì thấp.
- Thời gian lưu lớn, vi sinh ít bị áp lực khi tăng tải lượng đầu vào.
- Tạo ra ít bùn hơn.
- Tiết kiệm năng lượng.
Cách tăng hiệu suất xử lý Nitơ của mương Oxy hóa
Để tăng hiệu suất xử lý Nitơ của mương oxy hóa, cần lần lượt thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm soát các điều kiện môi trường vùng thiếu khí và vùng hiếu khí.
Điều kiện | Vùng thiếu khí | Vùng hiếu khí |
DO | < 0.5 mg/l (tối ưu < 0.2 mg/l) | > 3 mg/l (tối ưu > 3.5 mg/l) |
pH | 7.0 – 8.5 | 7.0 – 8.5 |
Độ kiềm | – | Phụ thuộc vào nồng độ NH4+ (Để chuyển hóa 1g NH3 cần 7.1g CO32- hoặc 8.62g HCO3-) |
Bước 2: Bổ sung các chủng vi sinh vật phù hợp mục tiêu xử lý.
Mục tiêu xử lý | Xử lý Amonia | Xử lý Nitrat |
Chủng vi sinh vật chuyển hóa | Nitrosomonas sp. Nitrobacter sp. |
Bacillus lichenliformis Pseudomonas citronellolis Wolinella succinogenes |
Sản phẩm men vi sinh chuyên dùng | Microbe-Lift N1 | Microbe-Lift IND |
Hình 3. Men vi sinh lỏng Microbe-Lift IND chuyên dùng để tăng hiệu suất xử lý sinh học và xử lý Nitơ của mương oxy hóa lên tới 99%.
Bước 3: Cung cấp dinh dưỡng cho các chủng vi sinh vật xử lý Nitơ
Quá trình xử lý | Xử lý Amonia | Xử lý Nitrat |
Loại vi sinh vật | Tự dưỡng | Dị dưỡng |
Nguồn carbon | CO32-/ HCO3- | Mật rỉ đường/ Methanol |
Nguồn photpho | Phân D.A.P hoặc H3PO4 |
—–
Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để tăng hiệu suất xử lý Nitơ của mương oxy hóa là cách đã được nhiều nhà vận hành áp dụng và thành công. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Thúc đẩy Nitrat hóa trong bể sinh học hiếu khí