Tìm hiểu về tảo lam. Tảo lam gây hại cho ao tôm như thế nào?

Tảo lam thường xuyên xuất hiện trong quá trình nuôi tôm nhưng chúng lại là một loài tảo có độc cho ao mà bà con cần xử lý. Vậy nguyên nhân nào khiến tảo lam dễ xuất hiện? Tác hại khi ao tôm xuất hiện tảo lam là gì? Và cách xử lý tảo lam như thế nào? Bà con hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tảo lam. Tảo lam gây hại cho ao tôm như thế nào?

Nguyên nhân gây xuất hiện tảo lam trong ao nuôi tôm

Trong ao tôm, khi tỷ lệ N/P = 3-5/1 là điều kiện lý tưởng cho tảo lam phát triển, có nghĩa là trong ao có hàm lượng chất dinh dưỡng dư thừa cao, lượng chất dinh dưỡng này là từ thức ăn thừa, phân tôm,… đây là nguồn thức ăn cho tảo lam, khiến chúng dễ dàng sinh sôi, nảy nở.

Tảo lam là loài tảo phổ biến trong tự nhiên, xuất hiện ở những nơi nguồn nước ô nhiễm, phú dưỡng và có hàm lượng Nitơ, Photpho cao. Do vậy, điều kiện ao nuôi tôm rất dễ xuất hiện tảo lam. Tảo lam phát triển thành tập đoàn và phát triển rất nhanh, sức sống tốt và chu kỳ phát triển dài.

Trong ao nuôi tôm thường chỉ tìm thấy vài loài tảo lam, dựa vào đặc điểm hình thái, để đơn giản hơn tảo lam được chia thành 2 dạng là tảo lam dạng sợi và tảo lam dạng hạt.

  • Tảo lam dạng sợi thường thấy là: Nostoc sp., Anabaena sp., Oscillatoria sp.,…
  • Tảo lam dạng hạt thường thấy là Microcystis sp.,…

Hình ảnh tảo lam khi soi dưới kính hiển vi.

Hình 1. Hình ảnh tảo lam khi soi dưới kính hiển vi.

Tảo lam gây hại cho ao tôm như thế nào?

Vì tảo lam là một loài tảo độc, do đó mà sự xuất hiện của tảo lam là điều bất lợi đối với ao tôm. Chúng gây ra nhiều biến đổi về môi trường nước ao, ảnh hưởng đến đời sống của tôm và là một trong những nguyên nhân khiến tôm nhiễm bệnh. Dưới đây là một số tác hại của tảo lam:

  • Tảo lam gây nghẽn mang tôm, cản trở việc hô hấp của tôm: Khi tảo lam bám vào mang tôm, tảo lam thải ra chất nhờn ở màng tế bào gây tắc nghẽn mang tôm.
  • Gây bệnh đường ruột: Khi tôm ăn phải tảo lam là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng cho tôm.
  • Tính độc của tảo lam dạng hạt và dạng sợi đều như nhau, nhưng dạng sợi thường độc hơn do vướng vào mang tôm và tôm cũng thường ăn phải nhưng không tiêu hóa được.
  • Khi tảo lam xuất hiện nhiều trong ao nuôi sẽ làm cho tôm nuôi có mùi hôi và gây nhờn nước.
  • Đặc biệt, khi tảo lam nở hoa sẽ hình thành một lớp sơn đặc quánh màu xanh lam phủ kín mặt ao, hay dạt về cuối gió gây thiếu oxy trầm trọng cho tôm nuôi nhất là vào ban đêm.

Dấu hiệu nhận biết ao tôm bị tảo lam

Để nhận biết ao nuôi tôm đang bị tảo lam, bà con có thể tham khảo một số cách sau:

  • Quan sát bằng mắt thường: Khi tảo lam phát triển với mật độ dày đặc có thể thấy hạt li ti trên mặt nước bằng mắt thường, nước ao sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt tảo lam thường nổi thành đám trên mặt nước, dạt về cuối gió. Dùng tay vớt thấy lớp nhờn.

Ao tôm xuất hiện nhiều tảo lam tạo màu xanh đặc quánh phủ kín mặt ao.

Hình 2. Ao tôm xuất hiện nhiều tảo lam tạo màu xanh đặc quánh phủ kín mặt ao.

  • Quan sát trên kính hiển vi: Tảo lam dạng sợi – chuỗi hạt thường có tế bào dị hình (dị bào).
  • Dấu hiệu khác là ao có tảo lam tôm thường mắc bệnh đường ruột.

Cách kiểm soát và diệt tảo lam trong ao tôm

Để diệt tảo lam khi chúng phát triển quá mức bà con có thể sử dụng vôi.

Nguyên nhân chủ yếu tạo cơ hội cho tảo lam phát triển là do ao nuôi dư thừa Photpho, Vôi có thể tác dụng với Photpho tạo kết tủa làm giảm đi lượng Photpho tự do trong ao hiệu quả. Tảo lam mất đi Photpho sẽ giảm đi số lượng nhanh chóng. Bà con cần kiểm tra độ đệm (Bicacbonat) để quan sát tình hình phát triển của các loại tảo trong nước.

  • Nếu hệ đệm cao: Thay nước ao vào ban đêm khoảng 30% để giảm tảo.
  • Nếu hệ đệm thấp: Bón vôi nung để xử lý bằng cách ngâm vôi hoặc vỏ sò vào lúc 2 giờ chiều, chờ đến 3 giờ sáng thì mang vôi tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000 m3 nước, thực hiện liên tiếp trong 2 ngày.

Lưu ý: 

  • Với các ao nuôi lót bạt, để tránh trường hợp vôi lắng tụ dưới ao tạo thành rong nhớt đáy thì sáng hôm sau bà con cần Si-phông ngay.
  • Sau khi cắt tảo bà con nên sử dụng sản phẩm xử lý nước AQUA C, với thành phần gồm 13 chủng vi sinh hoạt tính mạnh để phân hủy xác tảo tàn một cách nhanh chóng, ổn định chất lượng nước. Ngoài ra, AQUA C còn giúp phân giải các chất hữu cơ từ thức ăn thừa và phân tôm, giảm hàm lượng Nitơ, Photpho sinh ra trong nước, hạn chế sự phát triển của tảo tàn.

Sử dụng vôi cắt tảo lam tuy chi phí thấp nhưng hiệu quả không lâu dài, vì tảo lam sẽ phát triển mạnh trở lại khi ao nuôi dư thừa dinh dưỡng. Biogency đề xuất bà con nên cắt tảo bằng men vi sinh có mật độ cao sẽ hiệu quả và an toàn cho tôm nuôi. Đồng thời giúp kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp môi trường nước ao sạch hơn.

Liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về các dòng men vi sinh xử lý tảo hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: Chế phẩm kiểm soát tảo lam hiệu quả trong ao nuôi tôm