Hóa chất và thuốc dùng trong nuôi tôm là những hợp chất cần có để xử lý môi trường nước ao và mầm bệnh gây hại cho tôm. Những loại hóa chất và thuốc nào thường được sử dụng? Cần chú ý gì khi sử dụng hóa chất và thuốc khi nuôi tôm? Hãy cùng Bioegency tìm lời giải qua bài viết dưới đây.
1. Đá vôi – CaCO3
Đá vôi hay vỏ sò (hàu) được nghiền nhỏ thành bột mịn kích thước hạt 250-500 mesh, hàm lượng CaCO3 lớn hơn 75%. Đá vôi nghiền càng mịn dùng cho ao nuôi tôm có tác dụng tốt hơn.
Đá vôi dùng làm hệ đệm của nước, ít ảnh hưởng đến pH, cung cấp Ca cho ao nuôi tôm. Dung dịch đá vôi 10% đạt độ pH khoảng 9. Liều lượng dùng cho ao nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh 100-300kg/ha/lần bón, bón định kỳ 2-4 lần/ tháng tuỳ thuộc vào pH của nước ao.
2. Vôi đen – Dolomite – CaMg(CO3)2
Đá vôi đen có hàm lượng CaCO3 60-70% và MgCO3 30-40%. Đá vôi được nghiền mịn dùng làm cải thiện hệ đệm của môi trường nước ao và cung cấp Ca, Mg. Dung dịch 10% có pH từ 9-10.
Liều lượng dùng cho ao nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh 100- 300kg/ha/lần bón, bón định kỳ 2-4 lần/ tháng tuỳ thuộc vào pH của nước ao. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất Dolomite, nguyên tắc chung là dùng đá vôi đen – CaMg(CO3)2 nghiền thành bột mịn, kích thước hạt 250-500 mesh.
3. Vôi nung – CaO
CaO – Vôi nung thường dạng cục màu trắng tro, để trong không khí hút ẩm dần dần chuyển thành Ca(OH)2 làm giảm tác dụng, do đó khi bảo quản cần đậy kín.
Bón CaO xuống ao ở trong nước oxy hoá thành Ca(OH)2 toả nhiệt sau cùng chuyển thành CaCO3. Có khả năng sát thương làm chết động vật thực vật thuỷ sinh trong môi trường nước, bao gồm cả địch hại và sinh vật gây bệnh cho tôm.
CaO có tác dụng làm trong nước và lắng đọng chất lơ lửng. Các muối dinh dưỡng trong bùn thoát ra nước làm thức ăn trực tiếp cho thực vật thuỷ sinh. CaCO3 làm xốp chất đáy, không khí được thông xuống đáy ao làm tăng khả năng phân huỷ chất hữu cơ của vi khuẩn.
CaCO3 cùng với CO2, H2CO3 hoà tan trong nước giữ cho pH của ao ổn định và giữ môi trường hơi kiềm thích hợp đời sống của tôm. Thường dùng vôi nung để tẩy ao, cải tạo chất đáy, chất nước và tiêu diệt địch hại, phòng bệnh do vi sinh vật gây ra ở tôm.
Phương pháp sử dụng vôi khử trùng đáy ao:
- 1000Kg/ha, khử trùng nước15-20g/m3 (một tháng khử trùng 1-2 lần).
- Zeolite Vôi (CaO) và đất sét (cao lanh- SiO2, Al2O3, Fe2O3…) được nghiền thành bột hoặc dạng hạt để hấp phụ được các chất thải ở trong môi trường nước và đáy ao (NH3, H2S, NO2), liều lượng sử dụng tùy theo các nhà sản xuất.
Khi ao nuôi tôm bị ô nhiễm, lượng các chất thải trên quá chỉ tiêu cho phép thì có thể dùng Zeolite. Liều dùng tùy theo các hãng sản xuất, thường 150-250kg/ha/lần. Hiện nay có nhiều tên thương mại.
4. Bronopol
Tên hợp chất: 2-bromo-2-nitropropane, 1,3-diol
Công thức phân tử hóa học: C3H6BrNO4 Công thức cấu tạo hóa học: Bronopol dạng bột kết tinh màu trắng. Bronopol dùng để diệt vi khuẩn và phòng trị nấm thủy my Saprolegnia. Dùng tắm cho cá 30ppm Bronopol (30mg/l) thời gian 15 phút. Dùng 50ppm Bronopol để xử lý trứng cá trong thời gian 30 phút.
5. Formalin (36-38%) – Hiện nay được dựng phổ biến trong trại giống
Thành phần: Gồm có 36-38% trọng lượng của Formadehyde (HCHO) trong nước. Tên khác: Formadehyde, Formol. – Formalin được sử dụng để tẩy trùng ao, bể ương ấu trùng tôm giống, phòng và trị bệnh ký sinh đơn bào, vi sinh vật gây bệnh khác.
Liều dùng: Phun vào nước ao bể nồng độ 15-25ppm, tắm 200-250ppm thời gian 30-60 phút.
6. Sulphat đồng – Coper sulphate – CuSO4.5 H2O
CuSO4 tinh thể to hay dạng bột màu xanh lam đậm ngậm 5 phân tử nước, mùi kim loại, ở trong không khí từ từ bị phong hoá, dễ tan trong nước và có tính acid yếu (toan tính). CuSO4 có tác dụng kìm hãm và có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây bệnh tương đối mạnh.
Khả năng diệt trùng của CuSO4 bị các yếu tố môi trường chi phối rất lớn. Thường trong thuỷ vực có nhiều mùn bã hữu cơ, độ pH cao, môi trường nước cứng đặc biệt môi trường nước lợ, nước mặn, độc lực của CuSO4 giảm nên phạm vi an toàn lớn. CuSO4 có thể kết hợp một chất hữu cơ tạo thành phức chất làm mất khả năng diệt sinh vật gây bệnh.
Ngược lại, trong môi trường nhiệt độ cao thì tác dụng của CuSO4 càng lớn nên phạm vi an toàn đối với động vật thuỷ sản nhỏ. Do đó dùng CuSO4 để trị bệnh cho động vật thuỷ sản thường căn cứ vào điều kiện môi trường động vật thuỷ sản sống để chọn nồng độ thích hợp đảm bảo khả năng diệt trùng và an toàn cho động vật thuỷ sản.
Ở Việt Nam các tác giả Hà Ký, Bùi Quang Tề, Nguyễn Thị Muội đã thí nghiệm và ứng dụng trong sản xuất, dùng CuSO4 phòng trị bệnh rất hiệu qủa đối với các bệnh ký sinh trùng đơn bào trùng bánh xe (Trichodina, Trichodinella, Tripartiella), trùng loa kèn (Apiosoma, Zoothamnium, Epistylis, Tokophrya, Acineta), trùng miệng lệch (Chilodonella), Cryptobia…:
- Hạn chế sự phát triển một số tảo độc phát triển trong ao nuôi; Khử trùng đáy ao diệt các mầm bệnh,diệt các ký chủ trung gian như ốc và nhuyễn thể khác.
- Phương pháp sử dụng thuốc:
+ Tắm nồng độ:3-5 ppm (3-5g/m3) thời gian từ 5-15 phút.
+ Phun xuống ao nồng độ: 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g/m3).
Trong các ao ương giàu dinh dưỡng (nhiều mùn bã hữu cơ) và nước lợ, nước mặn dùng CuSO4 phòng trị bệnh sẽ giảm hiệu lực.
7. Cupric Chloride – CuCl2
Là chất bột màu xanh lam, không mùi, tan trong nước, để ẩm ướt có thể chảy nước. Ảnh hưởng của các chất hữu cơ đối với CuCl2 nhỏ hơn CuSO4. Dùng CuCl2 để diệt ốc Lennaea là ký chủ trung gian của nhiều loại sán lá ký sinh trên cá. Liều dùng cần tính chính xác để tránh gây ngộ độc cho cá. Thường dùng nồng độ 0,7 ppm phun xuống ao hoặc tắm 5ppm thời gian 5 phút để trị đỉa ký sinh.
8. Thuốc tím: Potassium Permanganate KMnO4
Thuốc tím dạng tinh thể nhỏ dài 3 cạnh màu tím không có mùi vị, dễ tan trong nước:
2KMnO4 + H2O = 2KOH + 2MnO2 +3O
Dung dịch oxy hoá mạnh, gặp chất hữu cơ oxy nguyên tử vừa giải phóng lập tức kết hợp chất hữu cơ nên không xuất hiện bọt khí và làm giảm tác dụng diệt khuẩn. MnO2 kết hợp với Abbumin cơ thể tạo thành hợp chất muối Albuminat. Lúc nồng độ thấp tác dụng kìm hãm, ở nồng độ cao tác dụng kích thích và ăn mòn tổ chức.
KMnO4 có thể oxy hoá các chất độc hữu cơ nên có tác dụng khử độc. Thuốc tím dễ bị ánh sáng tác dụng làm mất hoạt tính nên cần bảo quản trong lọ có màu đậy kín. Thường trước khi thả tôm giống dùng thuốc tím nồng độ 10 – 15 ppm tắm cho tôm 1 -2 h ở nhiệt độ 20 -30o C, nếu nhiệt độ thấp thì tăng nồng độ lên, khi tắm chú ý sức chịu đựng của từng loài tôm.
9. Sodium Thiosulfate – Natri thiosulfate
Công thức hoá học: Na2S2O3.5H2O Tên khác: Hypo.Tioclean.
Dùng để trung hoà hoá chất (thuốc tím, chlorine…) còn dư trong quá trình xử lý nước hay ấp trứng bào xác Artemia. Hấp thu các độc tố tảo, kim loại nặng, khí độc NH3, H2S trong ao nuôi tôm.
Liều dùng: 10-15g /m3 nước.
10. Hydrogen Peroxite (nước oxy già)
Công thức hoá học: H2O2 Dùng để oxy hóa các mùn bã hữu cơ trong quá trình xử lý đáy ao nuôi tôm. Dùng diệt bớt tảo trong ao nuôi tôm khi độ trong 75%.
11. Povidone Iodine
Tên hợp chất: Polyvinylpyrrolidone iodine complex – Tên khác: Iodophor, Iodosept, Neutidine, Betadine, Isodine, PVP-1, Lugol Powder, Idorin Powder – Povidone Iodine là hỗn chất của Polyvinylpyrrolidone và iodine, thuốc có thể ở dạng dung dịch hoặc dạng bột có nồng độ hoạt chất từ 11-15%.
Thuốc có tác dụng sát trùng mạnh, diệt khuẩn và ký sinh trùng.
Liều lượng dùng xử lý nước ao: Nếu là dung dịch dùng 1-2ml/m3, dạng bột dùng 1- 1,3 gam/m3 (hoà tan trong nước hoặc trong cồn trước khi dùng).
Hóa chất và thuốc dùng trong nuôi tôm cần chú ý sử dụng với liều lượng phù hợp để tránh gây hại cho tôm. Để nuôi tôm an toàn và hiệu quả, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
Biogency – Dẫn đầu về giải pháp xử lý khí độc (NH3, NO2) ao nuôi tôm.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm an toàn và hiệu quả!